Làm 1 năm hưởng bảo hiểm thất nghiệp mấy tháng
Theo quy định thì làm 1 năm được hưởng thất nghiệp mấy tháng?
Tình huống: Cho mình hỏi mình làm 1 năm được hưởng mấy tháng thất nghiệp thế ạ? Lương mình là 6 triệu 8 thì nhận được bao nhiêu tiền ạ? Mình có được nhận 1 lúc hết số tiền ấy không ạ?
Tư vấn bảo hiểm thất nghiệp:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Về vấn đề làm 1 năm được hưởng mấy tháng thất nghiệp; LegalZone xin tổng hợp các quy định và trả lợi bạn như sau:
1. Thứ nhất, về số tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ vào khoản 2 Điều 51 Luật việc làm 2013 quy định:
“Điều 50. Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng”.
“Điều 45. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp”
- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.”
Như vậy, việc hưởng trợ cấp thất nghiệp phụ thuộc vào “Thời gian bạn đóng bảo hiểm thất nghiêp” chứ không phụ thuộc vào “ thời gian bạn đi làm”, và thời gian đóng bảo hiểm này phải mang tính liên tục, nên có hai trường hợp xảy ra:
- Trường hợp 1: Bạn đi làm được 01 năm (12 tháng) và được đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 01 năm (12 tháng), thì bạn sẽ được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp.
- Trường hợp 2: Bạn đi làm được 01 năm (12 tháng) nhưng bạn phải thử việc không đóng bảo hiểm hoặc bạn nghỉ giữa chừng dẫn tới số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục không đủ 12 tháng thì bạn sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Vậy là bạn đã có câu trả lời cho mình về việc “làm 1 năm được hưởng thất nghiệp mấy tháng” rồi nhé.
2. Thứ hai, về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ theo khoản 1 Điều 50 Luật việc làm 2013 quy định về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp,
“1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. …”.
Theo đó, nếu lương làm căn cứ đóng bảo hiểm của bạn là 6.800000 đồng và mức lương tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp của bạn là 6.800.000 thì:
Trợ cấp thất nghiệp 1 tháng = 60% x 6.800.000 = 2.448.000 đồng/tháng.
3. Thứ ba, về vấn đề nhận 1 lúc hết số tiền thất nghiệp
Theo khoản 2 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định:
“2. Chi trả trợ cấp thất nghiệp
- a) Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên của người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
- b) Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động từ tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ 2 trở đi trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ thời điểm ngày thứ 07 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động. Trường hợp thời điểm ngày thứ 07 nêu trên là ngày nghỉ thì thời hạn chi trả trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày làm việc tiếp theo.”
Như vậy,theo quy định BHTN sẽ được chi trả từng tháng một khi bạn đã thông báo tình hình tìm kiếm việc làm đầy đủ, trường hợp của bạn muốn lãnh tiền trợ cấp thất nghiệp một lần cho 3 tháng sẽ không được giải quyết.
Ngoài việc được hưởng trợ cấp tháng nghiệp bạn còn được nhận các chế độ khác của bản hiểm thất nghiệp. Theo quy định tại Luật 38/2013/QH13. Cụ thể các chế độ bảo hiểm thất nghiệp như sau:
- Trợ cấp thất nghiệp
- Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm
- Hỗ trợ học nghề
- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động
Các bạn có thể tham khảo thêm thông tin về các chế độ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại đây:
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết:
Thời hạn nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp tại đây
Chế độ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại đây
Nếu còn vướng mắc đến vấn đề: Làm 1 năm được hưởng thất nghiệp mấy tháng. Bạn vui lòng liên hệ Legalzone chúng tôi để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
Danh mục
- Bản quyền tác giả
- Bảo hiểm
- Các loại giấy phép con
- Các loại giấy phép kinh doanh
- Chưa được phân loại
- Đầu tư ra nước ngoài
- Đầu tư tài chính
- Đầu tư trong nước
- Dịch Vụ
- Dịch vụ tố tụng dân sự
- Điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Doanh nghiệp trong nước
- Đòi quyền lợi trong giải phóng mặt bằng
- Giải quyết tranh chấp về đất đai, thừa kế
- Giải quyết việc hôn nhân, chia tài sản và giành quyền nuôi con
- Giấy khai sinh
- Giấy khai sinh
- Góc nhìn toàn cảnh vụ án hình sự
- Hợp đồng lao động
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật dân sự
- Luật Đất Đai
- Luật đầu tư
- Luật giao thông đường bộ
- Luật hình sự
- Luật hóa chất
- Luật Hôn nhân và gia đình
- Luật kinh doanh bất động sản
- luật kinh doanh bất động sản
- Luật nhận con nuôi
- Luật sư
- Luật thuế
- Luật Xây dựng
- nuôi con nuôi
- Pháp luật & đời sống
- Sở hữu trí tuệ
- Sở hữu trí tuệ- Bảo hộ nhãn hiệu
- Thành lập chi nhánh – văn phòng đại diện
- Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài
- Thành lập doanh nghiệp
- Thành lập doanh nghiệp
- Thay đổi đăng ký doanh nghiệp
- Thủ tục pháp luật
- Tin tức
- Tranh chấp về các vẫn đề dân sự khác
- Tư vấn cho thân chủ trong vụ án hình sự
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn doanh nghiệp
- Tư vấn luật Đầu tư
- Tư vấn luật Hình sự
- Tư vấn thủ tục công bố mỹ phẩm
- Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
- Tuyển dụng
- Uncategorized
- Xây dựng hợp đồng