Các quy trình phiên tòa phúc thẩm hình sự mới nhất
Phần nội dung trên đề cập đến thủ tục phiên tòa phúc thẩm hình sự mới nhất, gồm các vấn đề sau:
1. Phạm vi xét xử phúc thẩm hình sự.
2. Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm hình sự.
3. Thủ tục phiên tòa phúc thẩm hình sự mới nhất.
4. Quy định về đình chỉ xét xử phúc thẩm hình sự.
Thủ tục phiên tòa phúc thẩm hình sự mới nhất (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, Legalzone giải đáp như sau:
1. Phạm vi xét xử phúc thẩm hình sự
Theo Điều 345 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì tòa án cấp phúc thẩm xem xét phần nội dung của bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết, có thể xem xét các phần khác của bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị.
2. Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm hình sự
Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm hình sự theo Điều 346 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
– Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 60 ngày; Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.
– Trong thời hạn 45 ngày đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu, 75 ngày đối với vụ án Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định:
+ Đình chỉ xét xử phúc thẩm;
+ Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm.
– Chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa, bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.
3. Thủ tục phiên tòa phúc thẩm hình sự mới nhất
Thủ tục phiên tòa phúc thẩm hình sự theo Điều 354 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
– Thủ tục bắt đầu phiên tòa và thủ tụng tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm được tiến hành như phiên tòa sơ thẩm nhưng trước khi xét hỏi, một thành viên của Hội đồng xét xử trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị.
– Chủ tọa phiên tòa hỏi người kháng cáo có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo hay không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo.
Chủ tọa phiên tòa hỏi Kiểm sát viên có thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị hay không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị.
– Khi tranh tụng tại phiên tòa, Kiểm sát viên, người khác liên quan đến kháng cáo, kháng nghị phát biểu ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị; Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.
4. Quy định về đình chỉ xét xử phúc thẩm hình sự
Theo Điều 348 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về đình chỉ xét xử phúc thẩm hình sự như sau:
– Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ việc xét xử phúc thẩm đối với vụ án mà người kháng cáo đã rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát đã rút toàn bộ kháng nghị. Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định, tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định. Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.
– Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị trước khi mở phiên tòa mà xét thấy không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị khác thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần kháng cáo, kháng nghị đã rút.
– Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm ghi rõ lý do đình chỉ và các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 132 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm cho Viện kiểm sát cùng cấp, Tòa án đã xét xử sơ thẩm, người bào chữa, bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.
1. Thủ tục phiên tòa phúc thẩm hình sự mới nhất như thế nào?
– Thủ tục phiên tòa phúc thẩm hình sự mới nhất gồm các bước chính như sau:
– Được tiến hành sau phiên tòa sơ thẩm và khi có bất đồng quan điểm giữa các bên.
– Bên đồng thời có quyền yêu cầu tòa phúc thẩm.
– Tòa phúc thẩm sẽ xem xét lại vụ án và xét xử lại các mặt tranh tụng đã được nêu trong phiên sơ thẩm.
– Sau khi nghe luận điểm của các bên, tòa sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng.
2. Có những đặc điểm nào đáng chú ý trong thủ tục phiên tòa phúc thẩm hình sự mới nhất?
– Thủ tục phiên tòa phúc thẩm hình sự mới nhất có một số đặc điểm đáng chú ý như sau:
– Quyền yêu cầu tòa phúc thẩm thuộc về bên liên quan và không nhất thiết phải có lý do cụ thể.
– Phiên tòa phúc thẩm thường chỉ xét xử lại những mặt tranh tụng đã bị bất đồng trong phiên sơ thẩm.
– Có thể yêu cầu tòa phúc thẩm trong một khoảng thời gian nhất định, không được quá 15 ngày kể từ khi nhận được bản quyết phán quyết của tòa sơ thẩm.
– Quyền yêu cầu tòa phúc thẩm chỉ kéo dài đến khi bản quyết phán quyết của tòa sơ thẩm được tuyên bố công khai và trở thành hiệu lực.
Danh mục
- Bản quyền tác giả
- Bảo hiểm
- Các loại giấy phép con
- Các loại giấy phép kinh doanh
- Chưa được phân loại
- Đầu tư ra nước ngoài
- Đầu tư tài chính
- Đầu tư trong nước
- Dịch Vụ
- Dịch vụ tố tụng dân sự
- Điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Doanh nghiệp trong nước
- Đòi quyền lợi trong giải phóng mặt bằng
- Giải quyết tranh chấp về đất đai, thừa kế
- Giải quyết việc hôn nhân, chia tài sản và giành quyền nuôi con
- Giấy khai sinh
- Giấy khai sinh
- Góc nhìn toàn cảnh vụ án hình sự
- Hợp đồng lao động
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật dân sự
- Luật Đất Đai
- Luật đầu tư
- Luật giao thông đường bộ
- Luật hình sự
- Luật hóa chất
- Luật Hôn nhân và gia đình
- Luật kinh doanh bất động sản
- luật kinh doanh bất động sản
- Luật nhận con nuôi
- Luật sư
- Luật thuế
- Luật Xây dựng
- nuôi con nuôi
- Pháp luật & đời sống
- Sở hữu trí tuệ
- Sở hữu trí tuệ- Bảo hộ nhãn hiệu
- Thành lập chi nhánh – văn phòng đại diện
- Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài
- Thành lập doanh nghiệp
- Thành lập doanh nghiệp
- Thay đổi đăng ký doanh nghiệp
- Thủ tục pháp luật
- Tin tức
- Tranh chấp về các vẫn đề dân sự khác
- Tư vấn cho thân chủ trong vụ án hình sự
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn doanh nghiệp
- Tư vấn luật Đầu tư
- Tư vấn luật Hình sự
- Tư vấn thủ tục công bố mỹ phẩm
- Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
- Tuyển dụng
- Uncategorized
- Xây dựng hợp đồng