Tìm kiếm luật sư Việt Nam

[Cập nhập] Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh 2023

[Cập nhập] Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh 2023

Thành lập địa điểm kinh doanh

Các doanh nghiệp thường có xu hướng mở rộng quy mô kinh doanh bằng cách mở địa điểm kinh doanh. Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh 2023 dưới đây được Legalzone cập nhập và thực hiện. 

Địa điểm kinh doanh được đặt ở đâu?

Theo khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh. Cụ thể:

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh 2021
Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh 2021

Căn cứ Phụ lục II-8 Quyết định 1523/QĐ-BKHĐT, địa điểm kinh doanh có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính.

Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Doanh nghiệp thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký KD nơi lập địa điểm kinh doanh.

Như vậy, doanh nghiệp không được phép thành lập địa điểm kinh doanh ngoài phạm vi cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.

Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

* Thành phần hồ sơ

Theo Quyết định 1523/QĐ-BKHĐT, hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh bao gồm:

– Thông báo lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

– Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương chưa thực hiện bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp để được cấp đăng ký doanh nghiệp thay thế nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấp phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp phải nộp kèm theo:

+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư;

+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế;

+ Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động đối với địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động theo giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Lưu ý: Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp văn bản uỷ quyền kèm bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân:

– Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.

– Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Trình tự thủ tục lập địa điểm kinh doanh

Bước 1: Nộp hồ sơ

Có 02 cách thức để nộp hồ sơ, cụ thể:

Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt địa điểm kinh doanh hoặc chi nhánh.

Cách 2: Đăng ký qua mạng tại Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đối với Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh phải đăng ký qua mạng.

Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Bước 3: Nhận kết quả

* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc

* Lệ phí giải quyết:

– 50.000 đồng/lần đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa Phòng Đăng ký kinh doanh.

– Miễn lệ phí đối với hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử.

Tóm lại, thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh khá đơn giản. Khi tiến hành thủ tục này, doanh nghiệp cần phải lưu ý là chỉ được mở địa điểm kinh doanh cùng tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh. Liên hệ với Legalzone để được tư vấn.

Tìm kiếm

VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

tu-van-phap-luat-theo-gio.png

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký