Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Chỉ số phân tích tài chính

Chỉ số phân tích tài chính

phan-tich-cac-chi-so-bao-cao-e1565860613657

Các chỉ số tài chính không chỉ có ý nghĩa với nhà phân tích tài chính; mà còn rất quan trọng với nhà đầu tư cũng như với chính bản thân doanh nghiệp và các chủ nợ. Chỉ số phân tích tài chính giúp nhà phân tích; chỉ cần nhìn lướt qua các báo cáo tài chính; cũng có thể tìm ra được xu hướng phát triển của doanh nghiệp; cũng như giúp nhà đầu tư; các chủ nợ kiểm tra được tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.

Phân tích chỉ số tài chính là một phần quan trọng của phân tích cơ bản. Phân tích các chỉ số liên quan đến việc so sánh các con số với nhau; để tạo nên các tỷ số và từ đó dựa vào các tỷ số này để đánh giá xem hoạt động của công ty; đang trong tình trạng suy giảm hay tăng trưởng. Một số nhận định về việc sử dụng hai chỉ số IRR và NPV để đánh giá mức độ khả thi của một dự án.

Phân tích tài chính

Chỉ số phân tích tài chính IRR ?

Khái niệm

IRR (internal rate of return) suất thu lợi nội tại. Có nghĩa là suất sinh lợi của chính bản thân dự án, IRR là nghiệm của phương trình NPV=0. Nói cách khác muốn tìm IRR chỉ cần giải phương trình NPV(IRR) =0. Đây là phương trình bậc cao, nếu có sự đổi dấu sẽ có nhiều nghiệm. Còn nếu không thì chỉ có 1 nghiệm.

Ý nghĩa của IRR trong việc đánh giá dự án

Nếu giá trị này lớn hơn giá trị suất chiết khấu (chi phí cơ hội) thì dự án đáng giá. Hiểu một cách chung nhất; tỉ lệ hoàn vốn nội bộ càng cao thì khả năng thực thi dự án là càng cao. IRR còn được sử dụng để đo lường, sắp xếp các dự án có triển vọng theo thứ tự; từ đó có thể dễ dàng hơn trong việc cân nhắc nên thực hiện dự án nào. Nói cách khác, IRR là tốc độ tăng trưởng mà một dự án có thể tạo ra được. Nếu giả định rằng tất cả các yếu tố khác của các dự án là như nhau; thì dự án nào có tỉ suất hoàn vốn nội bộ cao nhất và có thể được ưu tiên thực hiện đầu tiên.

Tham khảo thêm Tìm hiểu về sổ kế toán

Chỉ số phân tích tài chính NPV ?

Khái niệm

NPV (Net present value) được dịch là Giá trị hiện tại ròng; có nghĩa là giá trị tại thời điểm hiện nay của toàn bộ dòng tiền dự án; trong tương lai được chiết khấu về hiện tại:

NPV = giá trị hiện tại của dòng tiền vào (thu) – giá trị hiện tại của dòng tiền ra (chi)

Ý nghĩa của IRR trong việc đánh giá dự án

Nếu NPV dương thì dự án đáng giá. Tại sao lại đáng giá, bởi suất chiết khấu đã là chi phí cơ hội của dự án; vì vậy; nếu đã khấu trừ chi phí cơ hội mà vẫn có lời thì dự án có lợi tức kinh tế. Cho nên, khi đánh giá dự án bằng NPV; cần quan tâm đến giá trị của suất chiết khấu và xem NPV có dương hay không. Nếu như NPV dương có nghĩa là khoản đầu tư có lời; bởi giá trị của dòng tiền mặt sau khi khấu hao đã cao hơn mức đầu tư ban đầu.

Tuy nhiên phương pháp NPV này có nhược điểm là đòi hỏi tính toán chính xác chi phí; mà điều này thường khó thực hiện đối với các dự án có đời sống dài. Vì thế trong thực tiễn người ta phát triển chi phí vốn thành tỉ suất chiết khấu; hay còn gọi là tỉ suất sinh lợi tối thiểu chấp nhận được – tỷ suất rào. Một nhược điểm khác nữa của NPV đó là không cho biết khả năng sinh lợi; tính theo tỉ lệ % do đó ảnh hưởng đến việc khó chọn lựa cơ hội đầu tư.

Chỉ số phân tích tài chính

Đánh giá dự án thông qua chỉ số IR và NPV

Nói chung, nhìn IRR thì dễ hình dung vì số % cụ thể, nhìn NPV bằng tiền rất khó diễn dịch. Vì vậy người ta dùng cả 2 cách để đánh giá.

Trước hết nếu xem xét hai chỉ số này trong cùng điều kiện thì; tỉ suất hoàn vốn nội bộ và giá trị hiện tại thuần đều cho cùng một kết quả. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp; thì IRR lại không hiệu quả bằng NPV; trong việc tính toán và chiết khấu dòng tiền. Hạn chế lớn nhất của IRR cũng chính là ưu điểm của nó: chỉ sử dụng một tỷ lệ chiết khấu duy nhất; để đánh giá tất cả các kế hoạch đầu tư. Tuy nhiên bản thân tỉ lệ chiết khấu lại là một nhân tố động; nó luôn biến đổi theo thời gian.

Một hạn chế nữa trong việc áp dụng IRR là phải biết được tỉ lệ chiết khấu của dự án. Để tiến hành đánh giá dự án thông qua IRR thì ta phải so sánh nó với tỉ lệ chiết khấu. Nếu IRR cao hơn tỉ lệ chiết khấu thì dự án là khả thi. Không biết tỉ lệ chiết khấu hoặc tỉ lệ chiết khấu vì lý do nào đó không thể áp dụng cho dự án thì phương pháp IRR sẽ không còn giá trị.

Đanh giá dự án đầu tư

Mối quan hệ giữa chỉ số IR và NPV

Ta có thể thấy IRR và NPV có mối quan hệ tập nghiệm. Nghĩa là IRR chính là nghiệm của phương trình hằng số NPV = 0.

  • Xét ở một khía cạnh nào đó, trong cùng một điều kiện kết quả giữa NPV và IRR đều giống nhau, đều phản ánh mức độ khả thi của dự án.  Chỉ khác là thông qua NPV nhà đầu tư sẽ biết được tính khả thi về mặt tài chính(dòng tiền) còn IRR phản ánh tính khả thi về mặt hồi vốn.
  • Ngoài ra, việc tính toán IRR không thực sự hiệu quả bởi chúng không phù hợp với những dự án quá dài, hoặc quá ngắn hoặc với những dự án có dòng tiền bất ổn, tỷ lệ chiết khấu đan xen âm dương bởi do IRR bị phụ thuộc vào biến số thời gian. Khi đó NPV được xem là phương pháp thay thế để phục vụ việc đánh giá tính khả thi của dự án.

Mặc dù vậy nhưng trên thực tế, chỉ số IRR có phần phổ biến hơn bởi giá trị của chúng trực quan, hiển thị dưới dạng phần trăm, dễ nhận biết, phân tích. Hơn nữa việc IRR không phụ thuộc vào nguồn vốn cũng là một lợi thế khi tính toán.

Tổng Kết

Khi phân tích đánh giá dự án, cần lưu ý rằng, các chỉ số trên là chỉ tiêu đánh giá tài chính. Hiện nay, những người làm dự án còn quan tâm đến NPV, IRR Kinh tế. Có nghĩa là lượng hoá các đại lượng kinh tế để tính hiệu quả của dự án đối với nền kinh tế.

Trên đây là một số thông tin Legalzone muốn chia sẻ tới bạn đọc về các chỉ số phân tích tài chinh. Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết và để được hướng dẫn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được kịp thời tư vấn. Xin cảm ơn!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  0989.919.161

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

https://thutucphapluat.com/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Tìm kiếm

VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

tu-van-phap-luat-theo-gio.png

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký