Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình

Chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình

legalzone.xay dung 00003 - Sao chép

Legalzone xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết tư vấn về chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình theo quy định hiện nay.

Chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình

Căn cứ pháp luật về cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình

– Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;

– Căn cứ Nghị định số Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình là gì?

Là bản đánh giá năng lực rút gọn của Cục quản lý hoạt động xây dựng – Bộ xây dựng và sở xây dựng các địa phương đối với tổ chức tham gia lĩnh vực thi công xây dựng. Chứng chỉ năng lực thi công xây dựng đồng thời là điều kiện, quyền hạn năng lực của tổ chức thi công tham gia hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

Theo quy định tại nghị định 15/2021/NĐ-CP thì công ty phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng với hạng phù hợp khi tham gia thi công xây dựng công trình.

Việc xác định cấp công trình thực hiện theo quy định tại Thông tư 06/2021/TT-BXD quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.

Chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

Chuyên môn đào tạo của cá nhân được xác định là phù hợp khi chuyên ngành hoặc nội dung chương trình đào tạo của cá nhân đó phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình, cụ thể như sau:

Đối với lĩnh vực khảo sát xây dựng:

a) Khảo sát địa hình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành: địa chất, trắc địa, bản đồ, xây dựng công trình;

b) Khảo sát địa chất công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành: địa chất, xây dựng công trình.

Đối với lĩnh vực hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành: kiến trúc, quy hoạch xây dựng, kinh tế đô thị, hạ tầng kỹ thuật hoặc các chuyên ngành có liên quan đến yêu cầu của việc lập đồ án quy hoạch xây dựng.

Đối với lĩnh vực hành nghề thiết kế xây dựng công trình

a) Thiết kế kiến trúc công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kiến trúc;

b) Thiết kế kết cấu công trình dân dụng – công nghiệp: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành xây dựng công trình mà trong nội dung chương trình đào tạo có môn học về các loại kết cấu công trình dân dụng – công nghiệp;

c) Thiết kế cơ – điện công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến thiết kế các hệ thống kỹ thuật điện, cơ khí, thông gió – cấp thoát nhiệt;

d) Thiết kế cấp – thoát nước công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến thiết kế cấp – thoát nước;

đ) Thiết kế xây dựng công trình giao thông: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành xây dựng công trình giao thông;

e) Thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành xây dựng công trình có liên quan đến thiết kế các loại công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;

g) Thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến thiết kế các loại công trình hạ tầng kỹ thuật.

Đối với lĩnh vực hành nghề giám sát thi công xây dựng

a) Giám sát công tác xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành: xây dựng công trình, kinh tế xây dựng, kiến trúc, chuyên ngành kỹ thuật xây dựng khác có liên quan đến xây dựng công trình;

b) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành: điện, cơ khí, thông gió – cấp thoát nhiệt, cấp – thoát nước, chuyên ngành kỹ thuật khác có liên quan đến lắp đặt thiết bị công trình.

Đối với lĩnh vực hành nghề định giá xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kinh tế kỹ thuật hoặc chuyên ngành kỹ thuật khác có liên quan đến xây dựng công trình.

Đối với lĩnh vực hành nghề quản lý dự án: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành: xây dựng công trình, kiến trúc, kinh tế xây dựng, chuyên ngành kỹ thuật khác có liên quan đến loại dự án, công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

 Đối tượng cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình:

– Là các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công xây dựng trên địa bàn toàn quốc

– Là các đơn vị, công ty, doanh nghiệp đang thi công lĩnh vực điện, dân dụng công nghiệp, giao thông, lắp đặt thiết bị……có nhu cầu xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức thi công xây dựng.

Chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình bao gồm các lĩnh vực sau:

– Thi công xây dựng công trình dân dụng.

– Thi công xây dựng công trình công nghiệp.

– Thi công xây dựng công trình giao thông (cầu, đường, hầm, cảng).

– Thi công xây dựng công trình thủy lợi (nông nghiệp phát triển nông thôn).

– Thi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.

– Thi công công công trình cấp thoát nước.

– Thi công lắp đặt thiết bị dân dụng, công nghiệp.

– Thi công đường dây và trạm biến áp từ 35KV – 500KV.

* Lưu ý: Một doanh nghiệp, tổ chức có thể đề nghị cấp chứng chỉ năng lực tổ chức thi công xây dựng công trình cho một hoặc nhiều lĩnh vực tương ứng với các hạng khác nhau.

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu, điều chỉnh hạng chứng chỉ, gia hạn chứng chỉ hành nghề, bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu số 01 Phụ lục IV Nghị định 15/2021/NĐ-CP;

b) 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm và tệp tin ảnh có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng;

c) Văn bằng do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp phù hợp với loại, hạng chứng chỉ đề nghị cấp;

Đối với văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp, phải là bản được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định và phải có bản dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam;

d) Chứng chỉ hành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng, gia hạn chứng chỉ hành nghề;

đ) Các quyết định phân công công việc (giao nhiệm vụ) của tổ chức cho cá nhân hoặc văn bản xác nhận của đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư về các công việc tiêu biểu mà cá nhân đã hoàn thành theo nội dung kê khai. Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm về sự trung thực của nội dung xác nhận. Trường hợp cá nhân hành nghề độc lập thì phải có hợp đồng và biên bản nghiệm thu các công việc thực hiện tiêu biểu đã kê khai;

e) Giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trường hợp cá nhân là người nước ngoài;

g) Bản sao kết quả sát hạch đạt yêu cầu trong trường hợp đã sát hạch trước ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;

h) Các tài liệu theo quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản này phải là bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu.

MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

1. Tra cứu chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân ở đâu?

Trả lời: Truy cập vào website https://www.nangluchdxd.gov.vn.

2. Các trường hợp phải thực hiện điều chỉnh thiết kế xây dựng

Trả lời: Tại Khoản 1 Điều 98 Luật xây dựng 2014 có quy định trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng:

a) Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

b) Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;

c) Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.

3. Trường hợp cá nhân bị thu hồi chứng chỉ hành nghề xây dựng??

Trả lời: Căn cứ theo quy định tại NĐ 15/2021 quy định:

Chứng chỉ hành nghề của cá nhân bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra, kiểm tra, trong đó có kiến nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc khi phát hiện hoặc có căn cứ xác định một trong các trường hợp thu hồi chứng chỉ hành nghề quy định tại khoản 2 Điều 63 Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề ban hành quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề; trường hợp không thu hồi thì phải có ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan, tổ chức, cá nhân có kiến nghị thu hồi;

b) Cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm gửi quyết định thu hồi chứng chỉ cho cá nhân bị thu hồi và đăng tải trên trang thông tin điện tử của mình; đồng thời gửi thông tin để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định;

c) Cá nhân bị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phải nộp lại bản gốc chứng chỉ hành nghề cho cơ quan ra quyết định thu hồi chứng chỉ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi;

d) Đối với trường hợp thu hồi chứng chỉ hành nghề bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề, cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm cấp lại chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được chứng chỉ hành nghề bị thu hồi;

đ) Trường hợp cá nhân bị thu hồi chứng chỉ hành nghề không nộp lại chứng chỉ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền thu hồi ra quyết định tuyên hủy chứng chỉ hành nghề, gửi cho cá nhân bị tuyên hủy chứng chỉ và đăng tải trên trang thông tin điện tử của mình, đồng thời gửi thông tin để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.

Trên đây là bài viết tư vấn của Legalzone.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua:

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Tòa nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Email: [email protected].

Hotline:0989919161.

Fanpage: Công ty Luật Legalzone.

Tìm kiếm

VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

tu-van-phap-luat-theo-gio.png

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký