Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Không nhận được tiền bảo hiểm thất nghiệp

Không nhận được tiền bảo hiểm thất nghiệp

Chuyên mục: Bảo hiểm

Theo quy định, để nhận trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải làm thủ tục hưởng trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng. Điều này đồng nghĩa với việc, quá thời hạn trên, người lao động sẽ không nhận được tiền bảo hiểm thất nghiệp và mất toàn bộ số tiền này? LegalZone tư vấn cụ thể vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Khi nào không nhận được tiền bảo hiểm thất nghiệp?

Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp

Khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP nêu rõ:

Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp.

Hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu);

– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ: hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc; quyết định thôi việc; quyết định sa thải; quyết định kỷ luật buộc thôi việc; thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

– Sổ bảo hiểm xã hội.

Sau khi nộp đủ hồ sơ theo quy định, người lao động quay lại trung tâm dịch vụ việc làm theo ngày ghi trên phiếu hẹn để nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp và tiền trợ cấp tháng đầu tiên.

Những tháng sau đó, người lao động phải đến trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm theo đúng quy định. 

Quá 3 tháng, bạn sẽ không nhận được tiền bảo hiểm thất nghiệp?

Như đã đề cập, cơ quan BHXH chỉ giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng. Vậy sau thời hạn này, quyền lợi của người lao động sẽ thế nào?

Khoản 6 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định:

Sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng người lao động không đến nhận tiền trợ cấp và không thông báo bằng văn bản với cơ quan BHXH nơi đang hưởng thì người lao động đó được xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tiền trợ cấp thất nghiệp mà người lao động không đến nhận được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng theo quy định.

Đồng thời, khoản 1 Điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH xác định thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu như sau:

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu

=

Tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đã hưởng trợ cấp thất nghiệp

Như vậy, sau 03 tháng, người lao động không nộp hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được bảo lưu để tính vào lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo chứ không bị mất đi.

>>> Tham khảo: Số tiền hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Hỏi đáp với tổng đài tư vấn pháp luật0989919161

Câu hỏi:

Chào tổng đài tư vấn, tôi đã đến trung tâm dịch vụ việc làm khai báo và nhận trợ cấp thất nghiệp của tháng đầu tiên. Tháng thứ hai, tôi có lên làm thủ tục khai báo nhưng tôi lại không đến nhận tiền được thì khi tháng thứ ba, tôi lên khai báo rồi khi lấy tiền tôi có lấy được tiền thất nghiệp của tháng thứ hai không ạ?

Trả lời

Với câu hỏi của bạn về: Không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp thì có được bảo lưu, Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH về Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp thì:

“b) Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp được thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP.

Tổ chức bảo hiểm xã hội căn cứ quyết định về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động thực hiện bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp vào sổ bảo hiểm xã hội theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.”

Mặt khác, khoản 6 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP về Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng có quy định như sau:

“6. Sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp và không thông báo bằng văn bản với tổ chức bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động đó được xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tiền trợ cấp thất nghiệp mà người lao động không đến nhận được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.”

Theo đó, khi người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp sau khai báo thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện. Tức là nếu tháng thứ 2 bạn có khai báo tìm kiếm việc làm nhưng không đến nhận tiền và tháng thứ 3 bạn lên khai báo và lấy tiền thì bạn sẽ được hưởng tiền bảo hiểm thất nghiệp của cả tháng thứ 2 và tháng thứ 3.

Kết luận

Như vậy trong trường hợp tháng thứ 2 bạn có lên khai báo ở trung tâm dịch vụ việc làm nhưng lại không lấy tiền thì sang tháng thứ 3, nếu bạn tiếp tục khai báo bình thường thì bạn sẽ được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp của cả tháng thứ 2 và tháng thứ 3.

Bạn còn thắc mắc gì về vấn đề không nhận được tiền bảo hiểm thất nghiệp nữa? Liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp tận tình miễn phí!

Tìm kiếm

VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

tu-van-phap-luat-theo-gio.png

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký