Tin tức

Lãi suất quá hạn, lãi suất cho vay nặng lãi và mức lãi suất vi phạm 

Các vấn đề pháp lý liên quan đến Lãi suất quá hạn, lãi suất cho vay nặng lãi và mức lãi suất vi phạm sẽ được luật sư Legalzone tư vấn và giải đáp cụ thể qua bài viết dưới đây

Lãi suất quá hạn là gì ? 

Theo quy định của bộ luật dân sự 2015. Lãi suất quá hạn (hay còn gọi là tiền lãi quá hạn) được hiểu là khoản tiền mà bên vay phải trả cho bên cho vay, phát sinh trên khoản nợ gốc quá hạn chưa trả tương ứng với thời gian chậm trả. Trong đó nợ gốc là số tiền vay ban đầu, thời gian quá hạn tính từ ngày thỏa thuận trả nợ đến ngày trả nợ thực tế. 

Căn cứ Điều 357 Bộ luật dân sự 2015 quy định: bên chậm trả tiền phải trả lãi theo thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm, nếu không có thỏa thuận thì trả không quá 10%/năm

Căn cứ Khoản 5 Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định: nếu bên vay chậm trả nợ gốc, thì ngoài việc phải trả nợ gốc, còn phải “trả lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Trường hợp khoản vay được gia hạn trả nợ thì không áp dụng lãi suất nợ quá hạn đối với dư nợ gốc được gia hạn.

Đối với lãi suất cho vay ngoại tệ của ngân hàng, mặc dù không có quy định cụ thể, nhưng cũng vẫn được hiểu là được phép thỏa thuận mức lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn

Lãi suất quá hạn, lãi suất cho vay nặng lãi và mức lãi suất vi phạm 

Cách tính lãi quá hạn khi vay tại tổ chức tín dụng:

Điểm c khoản 4 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN: “Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả = Nợ gốc quá hạn chưa trả x (Lãi suất vay theo hợp đồng theo năm x 1,5) x Thời gian quá hạn

Lãi suất cho vay nặng lãi là bao nhiêu:

Căn cứ Điều 468 Bộ Luật Dân sự 2015: 

  • Mức lãi suất cho các bên tự thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. 
  • Trường hợp bên cho vay yêu cầu mức lãi suất lớn hơn mức 20%/năm thì được coi là cho vay nặng lãi.

Vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như thế nào ?

  • Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
  • Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Tội cho vay nặng lãi

Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định:

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự; thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Cụ thể:

Lãi suất suất cao nhất mà pháp luật quy định trên tháng là: 5 lần x 1,666% = 8,33%. Do đó, nếu mức lãi cho vay hàng tháng mà cao hơn con số này thì có thể sẽ bị truy tố về tội danh trên.

Người cho vay nặng lãi nhiều lần, mỗi lần dù thu lời bất chính ít hơn hay từ 30 triệu đồng trở lên đều sẽ bị phạt mức án tương ứng tổng số tiền lời bất chính trong những lần cho vay. Họ có thể bị áp dụng thêm tình tiết tăng nặng “phạm tội 2 lần trở lên”.

Người cho vay nặng lãi nhằm thu lợi bất chính trên 30 triệu đồng nhưng vì lý do khách quan vẫn chưa thu được số tiền này cũng bị xử lý hình sự. Khung hình phạt cho họ ứng với số lợi bất chính họ mong muốn có được. Khi tuyên phạt, tòa án sẽ áp dụng quy định về “phạm tội chưa đạt”.

Nếu người cho vay nặng lãi có hành vi khác để đòi nợ như dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, gây thương tích cho con nợ… sẽ bị xử lý theo các tội danh tương ứng gồm cướp tài sản, cố ý gây thương tích, cưỡng đoạt tài sản…

Trên đây là một số thông tin Legalzone muốn chia sẻ tới bạn đọc về “Lãi suất quá hạn, lãi suất cho vay nặng lãi và mức lãi suất vi phạm”. Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết và để được hướng dẫn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được kịp thời tư vấn.

Công ty Luật Legalzone

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

Hệ thống: Thủ tục pháp luật

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone:https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Related Posts