Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Luật môi trường là gì?

Luật môi trường là gì?
Chuyên mục: Tin tức

Luật môi trường là tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý; khai thác, tác động và bảo vệ môi trường. Bài viết này sẽ phân tích và làm rõ khái niệm và cách hiểu về luật môi trường.

Khái niệm

Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.

Như vậy, luật môi trường là lĩnh vực pháp luật chuyên ngành bao gồm các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình khai thác, sử dụng hoặc tác động đến một hoặc một vài yếu tố của môi trường trên cơ sở kết hợp các phương pháp điều chỉnh khác nhau nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả môi trường sống của con người.

Đối tượng điều chỉnh

Đối tượng điều chỉnh của luật môi trường chính là các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong hoạt động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố môi trường:

– Quan hệ giữa nhà nước với tổ chức cá nhân gồm:

+ Quan hệ thanh tra môi trường

+ Quan hệ xử phạt vi phạm pháp Luật môi trường

+ Quan hệ khi phê duyệt báo cáo ĐTM, ĐMC

– Quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân với nhau:

+ Quan hệ thỏa thuận, hợp tác bảo vệ môi trường; hợp tác khắc phục thiệt hại do ô nhiễm , suy thoái hoặc sự cố môi trường gây ra; phối hợp đầu tư vào các công trình bảo vệ môi trường .

+ Quan hệ bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường ví dụ bồi thường thiệt hại do việc gây ô nhiễm, suy thoái hay sự cố môi trường gây nên

+ Quan hệ thuê dịch vụ lập ĐTM

+ Quan hệ phát sinh từ việc giải quyết tranh chấp môi trường.

vai trò của môi trường

Phương pháp điều chỉnh

  • Phương pháp mệnh lệnh hành chính:

+ Quyền nhân danh nhà nước ra những mệnh lệnh bắt buộc đối với bên kia là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có nghĩa vụ phục tùng các mệnh lệnh đó.

+ Dùng trong quan hệ giữa một bên là cơ quan nhà nước với các tổ chức, cá nhân.

+ Phương pháp mệnh lệnh được thể hiện trong một số trường hợp như: Quyết định cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép trong lĩnh vực môi trường; Quyết định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường…

  • Phương pháp bình đẳng:

+ Điều chỉnh quan hệ giữa các cá nhân với cá nhân hoặc chủ thể khác.

+ Các chủ thể bình đẳng với nhau trong quan hệ, không dựa trên bất kỳ yếu tố nào mà một bên có địa vị cao hơn bên còn lại.

+ Việc xác lập, thực hiện và giải quyết những quan hệ hoàn toàn do ý chí và lợi ích chính các chủ thể là cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ đó.

+ Các bên được tự do thỏa thuận các vấn đề, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật.

Nguyên tắc của Luật môi trường

+ Nguyên tắc đảm bảo con người được sống trong môi trường trong lành.

+ Nguyên tắc phát triển bền vững

+ Nguyên tắc phòng ngừa

+ Nguyên tắc thống nhất trong quản lý và bảo vệ môi trường

Xem thêm: Dịch vụ môi trường – Công ty Luật Legalzone

 Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường

1. Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.

2. Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường.

3. Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.

4. Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư.

5. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách nhà nước với tỷ lệ tăng dần theo khả năng của ngân sách nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu tiên nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường.

6. Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.

7. Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến; công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.

8. Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư; hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

9. Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế, và thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường.

10. Thực hiện sàng lọc dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường; áp dụng công cụ quản lý môi trường phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch, chương trình và dự án đầu tư.

11. Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch; kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế – xã hội.

Trên đây là một số thông tin Legalzone muốn chia sẻ tới bạn đọc về Luật môi trường là gì?. Để biết thêm thông tin chi tiết và được hướng dẫn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được kịp thời tư vấn. Xin cảm ơn!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603; Sảnh A3; Toà nhà Ecolife; 58 Tố Hữu; Trung Văn; Nam Từ Liêm; Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultancy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultancy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultancy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục