Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Năng lực tài chính của doanh nghiệp được hiểu như thế nào?

Năng lực tài chính của doanh nghiệp được hiểu như thế nào?

Chuyên mục: Tin pháp luật
năng lực tài chính của DN

Năng lực tài chính của doanh nghiệp là khả năng đảm bảo về nguồn lực tài chính cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Năng lực tài chính vừa là điều kiện, vừa là kết quả của quá trình vận hành hệ thống sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sau đây, Legalzone đưa thông tin dưới đây cho khách hàng tham khảo.

Năng lực tài chính của doanh nghiệp là gì?

Năng lực tài chính có nghĩa là khả năng đảm bảo nguồn lực tài chính cho hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu doanh nghiệp đề ra. Hay hiểu chính xác, năng lực tài chính chính là khả năng huy động vốn để đáp ứng các hoạt động của doanh nghiệp và khả năng đảm bảo an toàn tài chính doanh nghiệp.

Các tiêu chí đánh giá năng lực tài chính doanh nghiệp

năng lực tài chính của DN

Khi đánh giá năng lực tài chính doanh nghiệp, cần tập trung vào 3 tiêu chí chính bao gồm: Tài sản, nguồn vốn và kết quả kinh doanh.

  • Đánh giá tình hình tài sản:

+ Bao gồm hoạt động so sánh tổng số tài sản cuối kỳ và đầu kỳ, kết hợp xem xét tỷ trọng của từng tài sản chiếm trong tổng số tài sản, xu hướng biến động để thấy tỷ trọng cao hay thấp, có phù hợp loại hình kinh doanh hay không.

+ Từ đó, ta có thể xem xét mức độ đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Đánh giá tình hình nguồn vốn:

Bao gồm hoạt động phân tích tình hình biến động và cơ cấu nguồn vốn để thấy được doanh nghiệp đang tự chủ hay phụ thuộc tài chính cũng như biết được những khó khăn hiện tại của doanh nghiệp.

  • Đánh giá kết quả kinh doanh:

Bao gồm hoạt động lập bảng phân tích kết quả kinh doanh trong 3 năm, xem xét biến động để thấy doanh nghiệp có lãi hay không, từ đó xác định được năng lực tài chính tốt hay yếu.

Các yếu tố ảnh hưởng khi đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp

năng lực tài chính của DN

Có 3 yếu tố ảnh hưởng khi đánh giá năng lực tài chính doanh nghiệp cần xem xét, bao gồm: 

(1). Hệ thống các chỉ tiêu trung bình của ngành

Đây là cơ sở tham chiếu quan trọng khi tiến hành phân tích.

Thông qua đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, chúng ta sẽ biết được vị thế của doanh nghiệp.

Giúp đánh giá được thực trạng tài chính doanh nghiệp cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

(2). Trình độ của người đánh giá

Là người biết các con số thành các thông tin có giá trị.

Yêu cầu trình độ chuyên môn cao để phân tích, đánh giá chính xác.

(3). Chất lượng thông tin sử dụng

Yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng phân tích năng lực tài chính

Thông tin phải chính xác, phù hợp, đảm bảo tính kịp thời và giá trị dự đoán.

Thông tin sai sẽ đưa ra các phân tích thiếu chính xác, không có giá trị tham khảo, lãng phí nguồn lực doanh nghiệp, dẫn đến đưa ra quyết định kinh doanh sai, gây thiệt hại lớn.

Do đó, doanh nghiệp cần có hệ thống báo cáo tài chính đầy đủ, chính xác. Tuy nhiên, với các nhà đầu tư, các ngân hàng, các doanh nghiệp bên ngoài muốn đánh giá năng lực tài chính của 1 doanh nghiệp để ra quyết định đầu tư, cho vay, hợp tác phù hợp, điều này trở nên khó khăn hơn vì nguồn báo cáo thông tin doanh nghiệp có độ tin cậy và uy tín cao không dễ tìm, đặc biệt là khi doanh nghiệp cần đánh giá chưa lên sàn chứng khoán.

Tìm kiếm

VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

tu-van-phap-luat-theo-gio.png

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký