Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Phân biệt đầu tư mới và đầu tư mở rộng

Phân biệt đầu tư mới và đầu tư mở rộng

Chuyên mục: Tin pháp luật
image-140

Thực hiện các dự án đầu tư là một trong những hoạt động quan trọng khi doanh nghiệp thành lập và cũng là hoạt động có ý nghĩa chiến lược đến sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Đối với những doanh nghiệp mới thành lập, có thể sẽ thực hiện dự án đầu tư mới hay trong quá trình sản xuất kinh doanh, hoạt động của mình, doanh nghiệp cũng có thể chuyển sang thử sức với một dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực khác.

Vậy dự án đầu tư mới và đầu tư mở rộng khác nhau như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Phân biệt dự án đầu tư mới và đầu tư mở rộng:

Về khái niệm:

– Dự án đầu tư mới là dự án đầu tư thực hiện lần đầu hoặc dự án đầu tư độc lập với dự án đầu tư đang hoạt động.

– Dự án đầu tư mở rộng là dự án đầu tư phát triển dự án đầu tư đang hoạt động bằng cách mở rộng quy mô, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm hoặc cải thiện môi trường.

Ví dụ: Doanh nghiệp A thực hiện xây dựng một dự án khách sạn tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam vào năm 2015. Đến năm 2020, doanh nghiệp A tiếp tục xây dựng thêm một khách sạn tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Trong trường hợp khách sạn tại huyện Núi Thành hoạt động độc lập với khách sạn tại thành phố Tam Kỳ trước đó thì khách sạn tại huyện Núi Thành là dự án đầu tư mới. Còn trong trường hợp doanh nghiệp A muốn phát triển, mở rộng khách sạn tại thành phố Tam Kỳ bằng cách xây dựng thêm chi nhánh tại huyện Núi Thành thì khách sạn tại huyện Núi Thành là dự án đầu tư mở rộng.

Về điều kiện để mở rộng dự án:

– Đối với dự án đầu tư mới: pháp luật không quy định về điều kiện đối với việc thực hiện dự án đầu tư mới nhưng ta có thể hiểu việc thực hiện dự án đầu tư mới cũng giống như thực hiện dự án đầu tư và cần đáp ứng những điều kiện chung như cần đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; Phải thực hiện các thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà pháp luật quy định phải đăng ký;…

+ Dự án không bắt buộc đăng ký đầu tư: Dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ Việt Nam đồng và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.

+ Dự án đăng ký đầu tư:

Dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ Việt Nam đồng đến dưới 300 tỷ Việt Nam đồng, không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, không thuộc danh mục dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư.

Dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ Việt Nam đồng đến dưới 300 tỷ Việt Nam đồng, thuộc danh mục dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư nhưng nằm trong Quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt, đáp ứng các quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế.

Ngoài ra, đối với nhà đầu tư nước ngoài thì áp dụng đối với hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;

+ Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế;

+ Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh;

+ Nhận chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc các trường hợp tiếp nhận dự án đầu tư khác;

+ Sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

– Đối với dự án đầu tư mở rộng: bởi lẽ việc thực hiện dự án đầu tư mở rộng đòi hỏi những yếu tố phức tạp hơn so với việc thực hiện dự án đầu tư mới như mở rộng quy mô, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm hoặc cải thiện môi trường nên doanh nghiệp muốn mở rộng sự án thì cần đáp ứng các điều kiện khắt khe hơn như sau:

+ Nguyên giá tài sản cố định tăng thêm khi dự án đầu tư hoàn thành đi vào hoạt động đạt tối thiểu từ 20 tỷ đồng đối với dự án đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP hoặc từ 10 tỷ đồng đối với các dự án đầu tư mở rộng thực hiện tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP.

+ Tỷ trọng nguyên giá tài sản cố định tăng thêm đạt tối thiểu từ 20% so với tổng nguyên giá tài sản cố định trước khi đầu tư.

+ Công suất thiết kế khi đầu tư mở rộng tăng thêm tối thiểu từ 20% so với công suất thiết kế theo luận chứng kinh tế kĩ thuật trước khi đầu tư ban đầu.

 Thông qua những phân tích trên, bài viết đang cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề dự án đầu tư mới và qua đó cũng phân biệt dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng nhằm giúp bạn đọc có thể thực hiện tốt việc đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư mới để phát triển doanh nghiệp của mình.

Tìm kiếm

VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

tu-van-phap-luat-theo-gio.png

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký