Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Quan trắc môi trường là gì?

Quan trắc môi trường là gì?

Chuyên mục: Tin pháp luật
image-178

Khái niệm

Quan trắc môi trường

Theo Luật môi trường 2020: “Quan trắc môi trường là việc theo dõi liên tục, định kỳ, đột xuất, có hệ thống về thành phần môi trường, các nhân tố tác động đến môi trường, chất thải nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng môi trường, diễn biến chất lượng môi trường và tác động xấu đến môi trường.”

Như vậy, quan trắc môi trường hay được hiểu đơn giản là việc theo dõi và giám sát chất lượng của môi trường theo định kỳ. Mục đích của việc làm này để giúp phân tích môi trường đang bị ảnh hưởng ở mức độ nào và các hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại có ảnh hưởng ra sao đối với môi trường.

Thực hiện quan trắc môi trường để làm gì?

Hiện nay, có rất nhiều lý do để khẳng định về ý nghĩa, tầm quan trọng trong thực hiện quan trắc môi trường, có thể điểm qua một số lý do sau đây:

– Kịp thời phát hiện những ảnh hưởng xấu: 

Quan trắc môi trường góp phần giúp bảo vệ môi trường sống và đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh, sản xuất được diễn ra bình thường;

+ Quan trắc môi trường giúp đưa ra được các nhận định, đánh giá về diễn biến của môi trường và sử dụng các thông tin đó để thực hiện, xây dựng báo cáo môi trường;

+ Quan trắc môi trường còn giúp xác định được tình trạng chất lượng môi trường, kịp thời kiểm tra, phát hiện được những ảnh hưởng xấu, những vấn đề có nguy cơ đe dọa đến môi trường. Từ đó, giúp đánh giá chính xác mức độ ô nhiễm môi trường, xem xét khả năng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người hay không và có biện pháp phù hợp để đối phó;

+ Quá trình công nghiệp hóa đang được diễn ra ngày một nhanh vậy nên ô nhiễm môi trường là điều khó tránh khỏi, đặc biệt là vấn đề xử lý nước thải hiện nay.

+ Cung cấp những thông tin về môi trường một cách định kỳ, tùy thuộc vào người dùng cài đặt, từ đó giúp cơ quan, đơn vị quản lý hiệu quả. Kịp thời phát hiện những ảnh hưởng xấu để có thể đánh giá chính xác mức độ ô nhiễm có thể gây ảnh hướng đến sức khỏe con người.

– Lợi ích về kinh tế: Lĩnh vực nuôi trồng thủy, hải sản là một lĩnh vực khá nhạy cảm đối với môi trường, vì vậy tram quan trac môi trường nước là phương pháp duy nhất giúp theo dõi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôm cá và các sinh vật ở biển, sông, hồ, đặc biệt, vào thời điểm giao mùa, thời tiết có những chuyển biến xấu và ảnh hưởng đến tình trạng chung như chênh lệch nhiệt độ hay oxy hòa tan giữa ngày và đêm.

– Phát triển con người và xã hội: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa ngày càng phát triển dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, nguồn xả thải nước thải và khí thải ngày càng gia tăng chính vì vậy chúng ta cần sinh trắc môi trường với tần suất theo quy định để có thể phần nào nắm bắt cũng như hạn chế được nguy cơ xấu có thể đe dọa đến sức khỏe của con người cũng như các loài sinh vật khác.

 Chính vì vậy, cần thực hiện quan trắc môi trường với kế hoạch cụ thể theo quy định để giúp các cơ quan chức năng có thể nắm bắt được thông tin và đưa ra được các giải pháp hạn chế các nguy cơ xấu gây đe dọa đến sức khỏe con người cũng như môi trường sống xung quanh.

Quy định pháp luật về quan trắc môi trường

Quy định chung

1. QTMTbao gồm quan trắc chất thải và quan trắc môi trường, được thực hiện thông qua quan trắc tự động, liên tục, quan trắc định kỳ, quan trắc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải ra môi trường phải thực hiện quan trắc theo quy định tại Điều 111 và Điều 112 của Luật này, bảo đảm tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia QTMT và công bố thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân QTMT và công bố thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin.

4. Hoạt động QTMT phải bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng, cung cấp kết quả quan trắc chính xác, tin cậy.

5. Phương tiện, thiết bị QTMT phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về đo lường.

Hệ thống quan trắc môi trường

1. Hệ thống QTMT bao gồm:

a) Quan trắc môi trường quốc gia là mạng lưới các trạm, vị trí QTMT nền và môi trường tác động phục vụ việc quan trắc, cung cấp thông tin chất lượng môi trường nền và môi trường tác động tại các khu vực có tính chất liên vùng, liên tỉnh, xuyên biên giới;

b) QTMT cấp tỉnh là mạng lưới các trạm, vị trí quan trắc môi trường nền và môi trường tác động phục vụ việc quan trắc, cung cấp thông tin chất lượng môi trường nền và môi trường tác động tại các khu vực trên địa bàn;

c) QTMT phục vụ quản lý ngành, lĩnh vực quy định tại Điều 109 của Luật này;

d) QTMT tại dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;

đ) Quan trắc đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên.

2. Các tổ chức tham gia hệ thống QTMT bao gồm:

a) Cơ quan quản lý nhà nước về QTMT;

b) Tổ chức lấy mẫu, đo đạc mẫu môi trường tại hiện trường;

c) Phòng thí nghiệm, phân tích mẫu môi trường;

d) Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị QTMT;

đ) Tổ chức quản lý, xử lý số liệu và lập báo cáo kết quả QTMT.

3. Hệ thống QTMT phải được quy hoạch đồng bộ, có tính liên kết, tạo thành mạng lưới thống nhất và toàn diện trên phạm vi cả nước.

4. Quy hoạch tổng thể QTMT quốc gia là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Phân tích, đánh giá hiện trạng mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia; hệ thống phòng thí nghiệm, phân tích môi trường và hệ thống quản lý số liệu, dữ liệu QTMT;

b) Quan điểm, mục tiêu, lựa chọn phương án quy hoạch tổng thể QTMT quốc gia phù hợp với phân vùng môi trường, định hướng quan trắc và cảnh báo môi trường trong quy hoạch bảo vệ môi trường;

c) Bố trí mạng lưới QTMT quốc gia gồm định hướng các điểm, thông số, tần suất quan trắc các thành phần môi trường trên phạm vi cả nước và các trạm quan trắc tự động; định hướng phát triển hệ thống phòng thí nghiệm, phân tích môi trường và hệ thống quản lý số liệu, dữ liệu quan trắc môi trường;

d) Danh mục dự án QTMT quốc gia;

đ) Định hướng liên kết mạng lưới, cơ sở dữ liệu, số liệu QTMT quốc gia với mạng lưới, cơ sở dữ liệu, số liệu quan trắc môi trường cấp tỉnh và kết nối mạng lưới QTMT;

e) Lộ trình và nguồn lực thực hiện quy hoạch.

Tìm kiếm

VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

tu-van-phap-luat-theo-gio.png

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký