Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tầm quan trọng của thương hiệu đối với nền kinh tế

Tầm quan trọng của thương hiệu đối với nền kinh tế

Tm

Sự ra đời của thương hiệu với mục đích định vị các sản phẩm đánh dấu sự phát triển không ngừng của xã hội. Hiện nay nhiều thương hiệu nổi tiếng không chỉ là hình ảnh về một doanh nghiệp riêng lẻ mà còn là biểu tượng cho cả một quốc gia hoặc một nền văn hoá, vì vậy mời bạn đọc cùng Luật sư Legalzone cùng tìm hiểu về Tầm quan trọng của thương hiệu đối với nền kinh tế nói chung, đối với người tiêu dùng và đối với doanh nghiệp.

Vai trò đối với người tiêu dùng

Người tiêu dùng là người được hưởng lợi vì trong chiến lược xây dựng thương hiệu thì nhu cầu và lợi ích của người tiêu dùng là yếu tố được đặt lên hàng đầu.

Đánh giá chất lượng hàng hoá dựa vào thương hiệu

Nếu không có thương hiệu thì việc lựa chọn sản phẩm sẽ rất khó khăn bởi người tiêu dùng không biết lấy gì để đảm bảo rằng họ đã mua được sản phẩm chất lượng. Vấn đề sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều khi sản phẩm là một nhãn hiệu nổi tiếng, đã có được sự tin cậy của đông đảo người tiêu dùng, tức là có được sự bảo chứng. Người mua có thể đánh giá chất lượng hàng hoá dựa vào thương hiệu, đặc biệt khi họ không thể có đủ thời gian để phán xét chất lượng của sản phẩm ngay khi mua hàng.

Để tạo ra sự khác biệt, doanh nghiệp buộc phải đi sâu và mở rộng đa dạng hoá sản phẩm. Điều này mang lại lợi ích cho cả người sản xuất và người tiêu dùng. Bởi vì khi nhà sản sản xuất tập trung tất cả các nguồn lực của mình vào một loại sản phẩm sẽ nâng cao chất lượng, cải tiến, đa dạng mẫu mã, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn. Còn người tiêu dùng sẽ tin tưởng và trung thành với nhà sản xuất đó.

Giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian

Tiết kiệm thời gian là một ưu điểm của việc tiêu dùng hàng có thương hiệu. Mặc dù người tiêu dùng có quyền được lựa chọn nhưng cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi khi đứng trước quá nhiều nhãn hiệu sản phẩm. Nếu không có nhãn hàng nào quen thuộc, họ sẽ tốn nhiều thời gian hơn để tìm hiểu và lựa chọn. Những sản phẩm đã xây dựng được thương hiệu uy tín giúp người mua dễ dàng đưa ra quyết định hơn. Thậm chí chưa cần đến cửa hàng, họ đã có thể xác định sản phẩm nào họ sẽ mua.

Tầm quan trọng của thương hiệu đối với nền kinh tế

Giảm rủi ro cho khách hàng

Mua hàng có thương hiệu đồng nghĩa với việc sản phẩm đó sẽ được bảo hành, mọi thông tin về sản phẩm rõ ràng, minh bạch và tất nhiên khách hàng sẽ biết được xuất xứ hàng hoá. Nếu sản phẩm có vấn đề, họ sẽ biết tìm ai để đòi quyền lợi.

Bởi vậy, thương hiệu đồng nhất với lòng tin của khách hàng. Tuy nhiên khách hàng phải nghiêm túc đánh giá chất lượng và uy tín của một thương hiệu. Tình trạng “sùng bái” có thể tạo phản ứng trong dư luận, gây ấn tượng không tốt với hàng hoá. Đồng thời không tạo được động lực thúc đẩy quá trình cải tiến hàng hoá.

Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp

Thương hiệu đã và đang trở thành thứ tài sản vô hình quan trọng và vũ khí cạnh tranh sắc bén nhất của các doanh nghiệp trên thương trường. 

Thương hiệu là yếu tố sống còn của doanh nghiệp

Thực tế những năm qua đã minh chứng cho điều đó rất rõ. Dù một số sản phẩm của Việt Nam xuất hiện trên thị trường nhiều nước, chất lượng tốt nhưng đa số người tiêu dùng trên thế giới chưa biết đó là hàng Việt Nam. Hàng hóa của chúng ta vẫn phải xuất khẩu dưới nhãn hiệu của các công ty khác. Do vậy, chúng ta đã phải chịu rất nhiều thiệt thòi: bị chèn ép giá, giảm doanh thu, phụ thuộc vào các công ty nước ngoài,… Khi thị trường khó khăn, chúng ta phải gánh chịu hậu quả nặng nề hơn những doanh nghiệp có thương hiệu khác. Về lâu dài, doanh nghiệp khó có thể mở rộng, phát triển lớn mạnh trong tương lai.

Ngược lại, doanh nghiệp nào có ý thức đầu tư cho việc quảng bá thương hiệu thì uy tín, hình ảnh của họ trên thị trường sản xuất được củng cố (ví dụ Kymdan). Khi doanh nghiệp đã có được một thương hiệu mạnh thì doanh nghiệp sẽ phát triển bền vững và dễ dàng mở rộng được quy mô. Nếu không xây dựng được thương hiệu thì làm sao khách hàng biết tới sản phẩm của doanh nghiệp mà lựa chọn? Doanh nghiệp làm sao có thể có chỗ đứng trên thị trường? Đó chính là bài toán nan giải của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu.

Lợi thế cạnh tranh bằng thương hiệu của doanh nghiệp

Sức mạnh thương hiệu luôn cần được tăng cường nhằm không ngừng củng cố vị thế cạnh tranh, đáp ứng mục tiêu tối cao của doanh nghiệp là vượt qua đối thủ, chiếm lĩnh thị trường. Năng lực cạnh tranh là danh tiếng, uy tín dựa trên tổng hợp tất cả sự khác biệt và những nét đặc trưng đã được khách hàng chấp nhận. Khi doanh nghiệp xây dựng được uy tín cho thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, thể hiện ở:

  1. Tính chất độc đáo của sản phẩm có thương hiệu sẽ được pháp luật bảo hộ tránh sự sao chép bất hợp pháp.
  2. Giảm bớt chi phí Marketing, vì mức độ biết đến và trung thành với nhãn hiệu đã cao.
  3. Ưu thế trong đàm phán với nhà phân phối, với đối thủ.
  4. Tăng giá trị hàng hoá vì người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để mua sản phẩm mà họ đã tin cậy thay vì mua một sản phẩm giá rẻ mà họ chưa biết chất lượng ra sao.
  5. Giúp người bán thu hút một nhóm khách hàng trung thành.
  6. Giúp xác định phân khúc thị trường.

Đặc biệt với những thương hiệu mạnh, quyền năng thị trường của doanh nghiệp sẽ rất lớn. Doanh nghiệp có khả năng điều khiển thị trường như thay đổi giá, kiểm soát kênh phân phối, đồng thời xâm nhập nhanh, sâu hơn vào các khu vực thị trường mới. Doanh nghiệp cũng có sức đề kháng cao trong cạnh tranh nên có thể tồn tại dẻo dai và dễ dàng vượt qua thời kỳ khó khăn với tổn thất thấp nhất có thể.

Thương hiệu là công cụ bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp

Bên cạnh những ưu điểm trên, thương hiệu là công cụ bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp. Sau khi đã đăng ký thương hiệu với Nhà nước, doanh nghiệp có quyền sử dụng, quảng bá và khai thác mọi lợi ích khác như sang nhượng, cho thuê, hùn vốn, cấp quyền sử dụng và được pháp luật bảo vệ chống lại mọi sự xâm phạm như hàng nhái, hàng giả, ăn cắp và sử dụng trái phép nhãn hiệu.

Vai trò của thương hiệu đối với nền kinh tế trong xu thế hội nhập.

Trong nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập, thương hiệu thực sự là biểu tượng cho sức mạnh và niềm tự hào của quốc gia. Nói đến hàng điện tử là người ta hay nói đến Nhật Bản, hay nói đến rượu vang là nghĩ ngay đến Pháp.

Một quốc gia có nhiều thương hiệu nổi tiếng với truyền thống lâu đời là biểu hiện của sự trường tồn và phát triển đi lên của một quốc gia. Trong bối cảnh nước ta chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, việc xây dựng được các thương hiệu mạnh sẽ là rào cản chống lại sự xâm nhập của các hàng hoá kém chất lượng, giá rẻ từ bên ngoài, bảo vệ thị trường nội địa

Nếu thương hiệu của các sản phẩm Việt Nam trở nên nổi tiếng trên thị trường xuất khẩu, điều này làm củng cố uy tin cho sản phẩm Việt Nam và vị thế của Việt Nam cũng ngày càng tăng trên trường quốc tế. Nó cũng sẽ góp phần tích cực cho việc thu hút FDI vào Việt Nam, tạo tiền đề đưa đất nước tiến nhanh, tiến vững chắc và từng bước rút ngắn khoảng cách so với các nước về kinh tế.

Trên đây là bài viết về “Vai trò của thương hiệu đối với nền kinh tế” của công ty Luật Legalzone. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ. Hoặc bạn có thể tham khảo các thủ tục trên trang Thủ tục pháp luật của chúng tôi.

>>> Mời tham khảo: Tư vấn thường xuyên cho Doanh nghiệp

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  0989.919.161

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

https://thutucphapluat.com/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone:https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Tìm kiếm

VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

tu-van-phap-luat-theo-gio.png

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký