Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp theo quy định hiện hành

Thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp theo quy định hiện hành

Khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp
Khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp
Khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 319, Luật Thương mại 2005, thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ ngày thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm (trừ trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics).

Khi muốn thu hồi một/ một số khoản nợ mà đối tác làm việc đã vay mượn, nợ tiền hành, tiền công, chi phí cung ứng dịch vụ, khách hàng thông thường lựa chọn giải pháp thương lượng, hòa giải để đối tác chấp nhận, nhượng bộ và hoàn trả lại khoản tiền vay nợ.

Tuy nhiên, với con nợ là doanh nghiệp, đặc biệt là trường hợp Công ty TNHH, Công ty Cổ phần (có tài sản của chủ sở hữu tách bạch riêng biệt với tài sản của Công ty), việc để đàm phán, thương lượng yêu cầu hoàn trả là khá khó khăn (nếu công ty đó không có quan hệ làm ăn và thực sự đang không có khả năng trả nợ). Phương án cuối cùng là khởi kiện đến Tòa án để yêu cầu con nợ trả nợ.

Trong bài viết bài, Legalzone xin gửi đến bạn đọc các thông tin hữu ích về Thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp.

Thời hiệu để thực hiện đòi nợ doanh nghiệp

Việc đòi nợ doanh nghiệp là một tranh chấp thương mại khi bên cho nợ không thể đàm phán, thương lượng về thời gian, giá trị, quyền và nghĩa vụ hoàn trả khoản nợ với bên nợ. Theo quy định tại Điều 319, Luật Thương mại 2005, thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ ngày thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm (trừ trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics).

Tại Điều 429 Bộ luật dân sự 2015 thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Đương sự chỉ được quyền yêu cầu Tòa án áp dụng thời hiệu khởi kiện trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.

Khái niệm về thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm liên quan trực tiếp đến việc xác định thời hiệu khởi kiện, tuy nhiên pháp luật không có hướng dẫn, quy định về nội dung này.

Trên thực tế, thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm được xác định thông qua giấy ghi nợ, biên bản xác nhận công nợ, giấy cam kết trả nợ,…. Cần xem xét tính chất của hợp đồng để xác định thời hiệu của quyền khởi kiện. Nếu khoản nợ phát sinh tại hợp đồng thương mại trong 02 năm trở lại, thời hiệu để thực hiện khởi kiện là còn thời gian.

Nếu khoản nợ phát sinh sau 02 năm, hoặc nhiều hơn đến 6 – 7 năm, việc chứng minh thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm là khó. Thông thường, bên cho nợ phải gửi văn bản yêu cầu bên nợ xác nhận lại số nợ vào tài liệu đó. Đây chính là căn cứ để bên cho nợ thực hiện quyền khởi kiện. Tương tự với khoảng thời gian 03 năm đối với hợp đồng dân sự cũng xử lý như vậy.

Thẩm quyền của tòa án

Khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp
Khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện. Trường hợp tranh chấp kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền thuộc tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Hồ sơ thực hiện thủ tục đòi nợ doanh nghiệp

Khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp
Khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp
STTTên tài liệuGhi chú
1.  Đơn khởi kiệnBản gốc (có ký nháy các trang)Lưu ý: Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
2.  Giấy tờ pháp lý của bên khởi kiện (cá nhân: CMND/CCCD/Hộ chiếu/Hộ khẩu; doanh nghiệp: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)Bản sao công chứng
3.  Hợp đồng giữa hai bênBản photo
4.  Giấy tờ, tài liệu xác nhận công nợ (nếu có)Bản photo
5.  Các tài liệu chứng minh khácBản photo
Hồ sơ khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp

qNgười khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức: Nộp trực tiếp tại Tòa án; Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính; hoặc Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Xem thêm: Thủ tục khởi kiện đòi nợ cá nhân theo quy định hiện hành.

Thủ tục tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện doanh nghiệp

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định:

Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn; Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác; Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Như vậy, người khởi kiện cần theo dõi các mốc thời gian trong nội dung này để đảm bảo quyền và lợi ích của mình.

Tiến trình sau khi được thụ lý vụ án

Khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp
Khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp

Sau khi có được quyết định tiến hành thụ lý vụ án (theo thủ tục thông thường hoặc thủ tục rút gọn), Tòa án sẽ triệu tập các đương sự và người liên quan, tiến hành xét xử sơ thẩm. Nếu có kháng cáo về bản án của Tòa án, nguyên đơn/ bị  đơn có thể thực hiện thủ tục kháng cáo, Tòa án cấp phúc thẩm sẽ tiến xử lý và giải quyết yêu cầu kháng cáo.

Trong một số trường hợp, bản án có thể được xem xét theo thủ tục Giám đốc thẩm, Tái thẩm. Thời gian giải quyết vụ việc khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp thông thường phải mất từ 4 tháng – 12 tháng.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về nội dung thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp. Nếu có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp.

Công ty Luật Legalzone

Hotline tư vấn:  0989.919.161

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

Hệ thống: Thủ tục pháp luật

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone:https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Tìm kiếm

VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

tu-van-phap-luat-theo-gio.png

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký