Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì ? Đặc điểm, cách phân loại FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì ? Đặc điểm, cách phân loại FDI

Chuyên mục: Tin pháp luật
FDI là nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Vậy đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì? Hãy cùng Legalzone theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về đầu tư trực tiếp nước ngoài nhé!

Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài

FDI (Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hoặc tổ chức nước này vào nước khác bằng cách thiết lập nhà xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh. Mục đích nhằm đạt được các lợi ích lâu dài và nắm quyền quản lý cơ sở kinh doanh này.

Theo định nghĩa của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở nước khác (nước thu hút đầu tư) đi cùng với quyền quản lý số tài sản đó. Trong phần lớn các trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài sẽ là những cơ sở kinh doanh được gọi là công ty mẹ và số tài sản được gọi là công ty con hay chi nhánh công ty.

Xem thêm: Vốn đầu tư là gì? Tìm hiểu về vốn đầu tư?

Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

  • Mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. 
  • Tùy theo quy định của từng quốc gia, nhà đầu tư phải góp đủ số vốn tối thiểu để có thể tham gia kiểm soát hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư.
  • Các nước muốn thu hút đầu tư FDI phải có hành lang pháp lý rõ ràng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tránh trường hợp FDI chỉ phục vụ mục đích của nhà đầu tư.
  • Tùy vào luật pháp của từng quốc gia mà tỷ lệ vốn góp giữa các bên có sự thay đổi sao cho phù hợp, lợi nhuận và rủi ro của các nhà đầu tư cũng tương ứng với tỷ lệ này.
  • Thu nhập của nhà đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Chủ đầu tư là người quyết định quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp chính vì vậy phải chịu trách nhiệm về tình hình lãi, lỗ của doanh nghiệp đó. Bất kể nhà đầu tư nào khi đầu tư đều có quyền quyết định thị trường, hình thức quản lý, công nghệ đo đó có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất để mang lại lợi nhuận cao nhất. 
  • Doanh nghiệp FDI thường là doanh nghiệp kèm theo công nghệ của nhà đầu tư cho các nước tiếp nhận đầu tư chính vì vậy các nước chủ nhà có thể tiếp cận được công nghệ tiên tiến thông qua đó học hỏi được kinh nghiệm, kỹ thuật.
FDI là nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
FDI là nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài

Cách phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Theo cách thức xâm nhập

–  Đầu tư mới (new investment) là việc một công ty đầu tư để xây dựng một cơ sở sản xuất, cơ sở marketing hay cơ sở hành chính mới, trái ngược với việc mua lại những cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động.

–  Mua lại (acquisitions) là việc đầu tư hay mua trực tiếp một công ty đang hoạt động hay cơ sở sản xuất kinh doanh.

Sáp nhập (merge) là một dạng đặc biệt của mua lại mà trong đó hai công ty sẽ cùng góp vốn chung để thành lập một công ty mới và lớn hơn. Sáp nhập là hình thức phổ biến hơn giữa các công ty có cùng quy mô bởi vì họ có khả năng hợp nhất các hoạt động của mình trên cơ sở cân bằng tương đối.  

Theo định hướng của nước nhận đầu tư

–   FDI thay thế nhập khẩu: Hoạt động FDI được tiến hành nhằm sản xuất và cung ứng cho thị trường nước nhận đầu tư các sản phẩm mà trước đây nước này phải nhập khẩu. Các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến hình thức FDI này là dung lượng thị trường, các rào cản thương mại của nước nhận đầu tư và chi phí vận tải.

–   FDI tăng cường xuất khẩu: Thị trường mà hoạt động đầu tư này hướng tới không chỉ dừng lại ở nước nhận đầu tư mà là các thị trường rộng lớn hơn trên toàn thế giới và có thể có cả thị trường ở nước chủ đầu tư. Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến dòng von FDI theo hình thức này là khả năng cung ứng các yếu tố đầu vào với giá rẻ của các nước nhận đầu tư như nguyên vật liệu, bán thành phẩm.

–   FDI theo các định hướng khác của Chính phủ: Chính phủ nước nhận đầu tư có thể được áp dụng các biện pháp khuyến khích đầu tư để điều chỉnh dòng vốn FDI chảy vào nước mình theo đúng ý đồ của mình, ví dụ như tăng cường thu hút FDI giải quyết tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán.

Theo hình thức pháp lý

–   Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là văn bản kí kết giữa hai bên hoặc nhiều bên để tiến hành đầu tư kinh doanh mà trong đó quy định rõ trách nhiệm chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới.

–   Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp được thành lập tại nước sở tại trên cơ sở hợp đồng liên doanh kí kết giữa hai bên hoặc nhiều bên, trường hợp đặc biệt có thể được thành lập trên cơ sở Hiệp định kí kết giữa các quốc gia, để tiến hành đầu tư và kinh doanh tại nước sở tại.

–   Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại quốc gia sở tại, tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.

–   Hợp đồng hợp tác kinh doanh BBC.

Vai trò của đầu tư nước ngoài (FDI) trong tổng thể phát triển kinh tế

  • Tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế.
  • Khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh, tự động tăng chất lượng sản phẩm và hiện đại hóa dây chuyền sản xuất.
  • Năng suất được tăng cao, giá thành sản phẩm từ đó phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng, thúc đẩy chi tiêu.
  • Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch cùng với đó là phí mậu dịch của nước tiếp nhận đầu tư vốn FDI.
  • Xây dựng được mô hình doanh nghiệp chuyên nghiệp hơn.
  • Thông qua việc hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài, các công ty FDI có thể tiếp thu được những kỹ thuật công nghệ hiện đại hay tiếp thu được kinh nghiệm quản lý kinh doanh của họ.

Trên đây là một số thông tin Legalzone muốn chia sẻ tới bạn đọc về Đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết và để được hướng dẫn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được kịp thời tư vấn.

Xin cảm ơn!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  0989.919.161

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Tìm kiếm

VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

tu-van-phap-luat-theo-gio.png

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký