Doanh nghiệp trong nước, Thành lập doanh nghiệp

Thành lập doanh nghiệp tư nhân theo quy định trọn gói giá rẻ

Thủ tục bán doanh nghiệp tư nhân

Thành lập doanh nghiệp tư nhân cần những điểu kiện gì? Những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp tư nhân? Trình tự,thủ tục thành lập ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây!

I.Những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp tư nhân

1.Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Theo quy định tại Điều 183 Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Dịch vụ thành lập công ty tư nhân

Đây là loại hình doanh nghiệp phù hợp với tổ chức, cá nhân có mô hình kinh doanh nhỏ và mong muốn tự chủ trong hoạt động kinh doanh. 

Ưu điểm của doanh nghiệp tư nhân:

– Do chỉ có 1 chủ sỡ hữu, nên chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp.

Khi thành lập công ty tư nhân, chủ doanh nghiệp cũng đồng thời là đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp.

– Chủ sở hữu doanh nghiệp có quyền bán hoặc cho thuê doanh nghiệp của mình cho người khác.

– Do chế độ trách nhiệm vô hạn, thành lập doanh nghiệp tư nhân ít bị ràng buộc hơn.

– Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân tương đối đơn giản,  dễ thay đổi hoặc bổ sung trong vấn đề cập nhật thông tin.

– Chế độ trách nhiệm vô hạn được pháp luật quy định giúp doanh nghiệp tư nhân dễ dàng tạo được sự tin tưởng từ đối tác, dễ dàng huy động vốn và hợp tác kinh doanh.

Nhược điểm:

-Đây là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân, không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào.

-Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm vô hạn trong phạm vi tài sản của mình nên tạo rủi ro cao cho chủ sở hữu. Trong khi loại hình công ty TNHH và công ty cổ phần sẽ chịu trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn góp của mình.

-Mỗi cá nhân, tổ chức chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân

2.Những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp tư nhân

2.1 Ngành nghề kinh doanh

Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh. Đối với ngành, nghề yêu cầu vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định;

2.2 Tên doanh nghiệp tư nhân

Đây là yếu tố bắt buộc phải có trước khi thực hiện thủ tục thành lập công ty tư nhân. Cũng giống như những loại hình doanh nghiệp khác, tên doanh nghiệp tư nhân bao gồm 2 thành tố: 

Thành lập công ty tư nhân

Tên loại hình doanh nghiệp + Tên riêng

Tên loại hình doanh nghiệp có thể viết dưới dạng “Doanh nghiệp tư nhân” hoặc “DNTN”

Tên riêng: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Ngoài ra:

  • Tên phải có khả năng phân biệt trên phạm vi cả nước; Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký
  • Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
  • Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

2.3 Những lưu ý khác khi thành lập doanh nghiệp tư nhân

Chủ doanh nghiệp tư nhân khi thành lập công ty tư nhân cần lưu ý những nội dung sau:

  • Về tiền lương và tiền công: Theo thông tư 78/2014 của bộ tài chính thì tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân không được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Về việc góp vốn: cá nhân góp vốn để thành lập doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản, chuyển quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp tư nhân. 
  • Về phương thức thanh toán: người mua thanh toán tiền hàng vào tài khoản của chủ doanh nghiệp hoặc bên mua thanh toán tiền từ tài khoản của chủ DNTN sang bên bán mà tài khoản này đã được đăng ký với cơ quan thuế thì được coi là thanh toán qua ngân hàng.
  • Việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

II. Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

1.Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

 – Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-1 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT

– Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân 

-Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (đối với ngành nghề có yêu cầu phải có vốn pháp định)
–  Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và cá nhân khác (đối với ngành nghề quy định phải có chứng chỉ hành nghề)

– Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu trong trường hợp chủ sở hữu không trực tiếp thực hiện thủ tục.

2. Thời hạn thực hiện thủ tục

-Tổ chức cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp, qua đường bưu điện đến Phòng đăng ký kinh doanh-Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hoặc nộp online qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hơp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho tổ chức, cá nhân. Trong trường hợp từ chối cấp, phải có xác nhân bằng văn bản nêu rõ lý do bị từ chối.

III. Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Với dịch vụ thành lập công ty tư nhân tại Legalzone, việc thành lập công ty của khách hàng sẽ thực hiện theo các bước sau:

Các bước thành lập doanh nghiệp tư nhân:

Bước 1: Chuẩn bị thông tin, giấy tờ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Trước khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân, khách hàng cung cấp những thông tin như: giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu doanh nghiệp (có thể cung cấp bản chính để legalzone chứng thực).

Thành lập doanh nghiệp tư nhân


Bước 2: Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Hồ sơ thành lập hướng dẫn trên, hồ sơ sẽ do chúng tôi soạn thảo và đưa tận tay khách hàng ký. 

Bước 3: Nộp bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân như hướng dẫn bên trên tới cơ quan đăng ký kinh doanh trực thuộc Tỉnh/Thành phố sở tại.

Bước 4: Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đây là kết quả của thành lập công ty tư nhân)

Bước 5: Thực hiện thủ tục khắc dấu tròn doanh nghiệp + Thông báo mẫu dấu lên cổng thông tin đăng ký quốc gia.

Bước 6: Mở tài khoản ngân hàng + Thông báo số TKNH cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
Bước 7: Đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế và ngân hàng xác nhận đã đăng ký nộp thuế điện tử.

Bước 8: Đóng thuế môn bài qua mạng bằng cách sử dụng Chữ ký số điện tử để nộp thuế môn bài cho doanh nghiệp (Nếu các bạn chưa có chữ ký số điện tử thì bắt buộc phải mua chữ ký số điện tử để thực hiện được bước đóng thuế môn bài này.Vui lòng tham khảo bảng giá dịch vụ chữ ký số điện tử).

Bước 9: Đến cơ quan thuế sở tại tiến hành khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ đặt in hóa đơn, nhận kết quả đặt in hóa đơn, in hóa đơn, thông báo phát hành hóa đơn, và cuối cùng được xuất hóa đơn VAT).

Bước 10: Thực hiện việc báo cáo thuế, và làm sổ sách hàng tháng,quý, năm

Trên đây là những chia sẻ của Công ty TNHH Legalzone về thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư.

Hy vọng những thông tin trên có thề giúp bạn biết thêm các thông tin pháp lý luật liên quan khi doanh nghiệp có yêu cầu thực hiện.

Khi có thắc mắc gì về dịch vụ thành lập doanh nghiệp, cấp GCNĐT, điều chỉnh giấy phép đầu tư hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

———————————-

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Webside: https://legalzone.vn/

Head Office: ECOLIFE BUILDING, 58 To Huu Street,

Trung Van Ward, Nam Tu Liem District, Hanoi

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Xem thêm: Giải quyết các vấn đề tranh chấp khác tại:

https://legalzone.vn/tranh-chap-ve-cac-van-de-dan-su-khac/

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd