Tổng hợp các tội vi phạm quyền tự do con người dựa trên Bộ luật Hình sự 2015

Nội dung chính của bài viết

Các tội xâm phạm quyền tự do của con người được quy định tại Chương XV Bộ luật Hình sự 2015 gồm: tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật; tội xâm phạm chỗ ở của người khác; tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác; tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết; tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân; tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật; tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội của công dân; tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác; tội xâm phạm quyền bình đẳng giới; tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo; tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu quyết của công dân.

Tổng hợp các tội xâm phạm quyền tự do của con người theo Bộ luật Hình sự 2015 (Hình từ internet)

Về vấn đề này, Legalzone giải đáp như sau:

Tổng hợp các tội xâm phạm quyền tự do của con người theo Bộ luật Hình sự 2015

Các tội xâm phạm quyền tự do của con người được quy định tại Chương XV Bộ luật Hình sự 2015 bao gồm:

* Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 157)

– Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 377 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Có tổ chức;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Đối với người đang thi hành công vụ;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Đối với 02 người trở lên;

+ Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

+ Làm cho người bị bắt, giữ, giam hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;

+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

+ Làm người bị bắt, giữ, giam chết hoặc tự sát;

+ Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm của người bị bắt, giữ, giam;

+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

– Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

* Tội xâm phạm chỗ ở của người khác (Điều 158)

– Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

+ Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;

+ Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;

+ Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;

+ Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

+ Có tổ chức;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

– Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

* Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác (Điều 159)

– Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

+ Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;

+ Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;

+ Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;

+ Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;

+ Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

+ Có tổ chức;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;

+ Làm nạn nhân tự sát.

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

* Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân (Điều 160)

– Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 02 năm:

+ Có tổ chức;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Dẫn đến hoãn ngày bầu cử, bầu cử lại hoặc hoãn việc trưng cầu ý dân.

– Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

* Tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân (Điều 161)

– Người nào có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử, tổ chức trưng cầu ý dân mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

+ Có tổ chức;

+ Dẫn đến phải tổ chức lại việc bầu cử hoặc trưng cầu ý dân.

– Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

* Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật (Điều 162)

– Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

+ Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức;

+ Sa thải trái pháp luật đối với người lao động;

+ Cưỡng ép, đe dọa buộc công chức, viên chức, người lao động phải thôi việc.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

+ Đối với 02 người trở lên;

+ Đối với phụ nữ mà biết là có thai;

+ Đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;

+ Làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát;

+ Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác.

– Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

* Tội xâm phạm quyền họi họp, lập hội của công dân (Điều 163)

– Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác lập hội, họi họp hợp pháp, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

+ Có tổ chức;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Dẫn đến biểu tình;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

– Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

* Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác (Điều 164)

– Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

+ Có tổ chức;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Dẫn đến biểu tình;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

– Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

* Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới (Điều 165)

– Người nào vì lý do giới mà thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào cản trở người khác tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Đối với 02 người trở lên.

– Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

* Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 166)

– Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi khác cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Có tổ chức;

+ Trả thù người khiếu nại, tố cáo;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi khác cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo;

+ Dẫn đến biểu tình;

+ Làm người khiếu nại, tố cáo tự sát.

– Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

* Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu quyết của công dân (Điều 167)

– Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu quyết của công dân, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

+ Có tổ chức;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

– Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 05 năm.

1. Các tội xâm phạm quyền tự do của con người theo Bộ luật Hình sự 2015 có những hình phạt nào?
Trích dẫn từ bộ luật hình sự 2015: “Các hành vi xâm phạm quyền tự do của con người bao gồm: xâm phạm tính mạng, xâm phạm thể chất, xâm phạm tình dục, xâm phạm danh dự, xâm phạm tư tưởng, xâm phạm đoản mạng, xâm phạm quyền tự do cá nhân, xâm phạm quyền tự do hàng hải và xâm phạm quyền tự do đi lại. Những tội này nhằm đe dọa, cưỡng dâm, bắt cóc, tra tấn, chiếm đoạt tài sản, vi phạm bí mật điện tử, và gây rối trật tự công cộng. Các hình phạt cho những tội này bao gồm tù chung thân, tù chung thân hoặc treo, tù từ 12 năm đến 20 năm, tù từ 7 năm đến 15 năm và các hình phạt khác tùy theo tình huống và mức độ vi phạm.”

2. Những tội xâm phạm quyền tự do của con người theo Bộ luật Hình sự 2015 ảnh hưởng như thế nào đến xã hội?
Các tội xâm phạm quyền tự do của con người theo Bộ luật Hình sự 2015 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội. Việc xâm phạm tính mạng, thể chất, tình dục và danh dự làm cho người dân sống trong sợ hãi và không an toàn. Ngoài ra, xâm phạm tư tưởng và đoản mạng cản trở sự tự do ngôn luận và quyền biểu đạt, làm mất đi sự minh bạch và công bằng trong xã hội. Việc xâm phạm quyền tự do cá nhân, hàng hải và đi lại cũng tạo ra rào cản trong quá trình phát triển kinh tế, gây tổn thương đến quyền lợi và nguồn sống của mọi người. Điều này làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển và ổn định của xã hội.

Bài viết liên quan

{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}

Bài viết mới

Cần Tư vấn miễn phí - Ấn vào Ảnh