Đầu tư trong nước, Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询, Tư vấn luật Đầu tư

Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

PPP

Hiện nay, theo Luât Đầu tư nước ngoài 2014, không còn phân biệt giữa đầu tư trực tiếp và gián tiếp nữa. Luật Đầu tư 2014 sử dụng chung một khái niệm “Đầu tư kinh doanh” thay thế cho hai khái niệm là “Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp” trước đây theo Luật đầu tư cũ năm 2005. Tuy nhiên hiện nay khái niệm về các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn thường xuyên được sử dụng. 

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể được hiểu là hình thức đầu tư được thực hiện bởi một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp góp vốn bằng tiền, công nghệ kỹ thuật, đất đai hoặc các loại tài sản khác có giá trị khác

 để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định về các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mới nhất.

Legalzone sẽ giới thiệu trong bài viết dưới đây về các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì?

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tên gọi tiếng Anh là Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI. Đây là là hình thức đầu tư có thời hạn lâu dài của các tổ chức hoặc cá nhân vào các nước khác.

Các cá nhân hoặc tổ chức đó sẽ nắm quyền quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh do chính mình thiết lập.

Đặc điểm của hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong đó có đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Đầu tư trực tiếp bao gồm các đặc điểm sau:

Đầu tư trực tiếp tức là di chuyển, vận động nguồn vốn, tiền, công nghệ và các tài sản từ nước này sang nước khác. Điều này đồng nghĩa sẽ làm tăng lượng tài sản của nước được đầu tư và giảm lượng tài sản của nước đi đầu tư.

Hoạt động đầu tư trực tiếp được thực hiện thông qua việc góp vốn để thành lập các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc liên kết kinh doanh giữa các công ty nước ngoài và công ty trong nước.

Khả năng kiểm soát, sở hữu nguồn vốn của nhà đầu tư nước ngoài phụ thuộc tỷ lệ thuận vào tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư đó. 

Đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu, ít chịu ảnh hưởng của quan hệ chính trị giữa các nước.

Mục đích chính của đầu tư là lợi nhuận và lợi nhuận cao nhất có thể.

Nhà đầu tư trực tiếp điều hành và kiểm soát nguồn vốn kinh doanh.

>>>Tham khảo bài viết: trình tự thực hiện dự án đầu tư

Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trong các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài thì đầu tư trực tiếp FDI có nhiều hình thức đầu tư đa dạng.

Các nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn các hình thức đầu tư nước ngoài sau đây:

Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam:

Các nhà đầu tư nước ngoài được pháp luật Việt Nam cho phép đầu tư 100% vốn để thành lập các công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh…

Các doanh nghiệp này có thể hợp tác với nhau hoặc liên doanh với các doanh nghiệp trong nước để hợp tác kinh doanh.

Thành lập tổ chức kinh tế liên kết, liên doanh với nhà đầu tư Việt Nam: 

Nhà đầu tư nước ngoài có thể hợp tác với nhà đầu tư trong nước để thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh theo quy định của Pháp luật.

Doanh nghiệp được thành lập theo cách trên được phép liên doanh với nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài để thành lập một tổ chức kinh tế mới.

Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh với các nhà đầu tư tại Việt Nam:

Nội dung hợp đồng hợp tác kinh doanh phải có quy định về quyền lợi, trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên liên doanh.

Trong quá trình đầu tư, các bên có thể thỏa thuận và lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Ban điều phối không phải tổ chức quản lý các bên liên doanh và các hoạt động, quyền hạn, trách nhiệm của ban này cần được thỏa thuận cụ thể.

Văn phòng phía đối tác nước ngoài có con dấu; được mở tài khoản, tuyển dụng, ký hợp đồng và tiến hành các hoạt động kinh doanh trong phạm vi các quyền và nghĩa vụ quy định trong hợp đồng kinh doanh và theo Pháp luật.

Những mặt tích cực

So với những hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài khác, đầu tư trực tiếp nước ngoài có những ưu điểm:

FDI không để lại gánh nặng nợ cho Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư như ODA hoặc các hình thức đầu tư nước ngoài khác như vay thương mại, phát hành trái phiếu ra nước ngoài…

Các nhà đầu tư nước ngoài tự bỏ vốn ra kinh doanh, trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh, hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư. Nước tiếp nhận FDI ít phải chịu những điều kiện ràng buộc kèm theo của người cung ứng vốn như của ODA.

Thực hiện liên doanh với nước ngoài, việc bỏ vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước có thể giảm được rủi ro về tài chính, trong tình huống xấu nhất khi gặp rủi ro thì các đối tác nước ngoài sẽ là người cùng chia sẻ rủi ro với các công ty của nước sở tại.

Do vậy, FDI là hình thức thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài tương đối ít rủi ro cho nước tiếp nhận đầu tư

FDI không đơn thuần chỉ là vốn, mà kèm theo đó là công nghệ, kỹ thuật, phương thức quản lý tiên tiến, cho phép tạo ra những sản phẩm mới, mở ra thị trường mới… cho nước tiếp nhận đầu tư .

Đây là điểm hấp dẫn quan trọng của FDI, bởi vì hầu hết các nước đang phát triển có trình độ khoa học và công nghệ thấp, trong khi phần lớn những kỹ thuật mới xuất phát chủ yếu từ các nước công nghiệp phát triển, do đó để rút ngắn khoảng cách và đuổi kịp các nước công nghiệp phát triển, các nước này rất cần nhanh chóng tiếp cận với các kỹ thuật mới.

Tùy theo hoàn cảnh cụ thể của mình, mỗi nước có cách đi riêng để nâng cao trình độ công nghệ, nhưng thông qua FDI là cách tiếp cận nhanh, trực tiếp và thuận lợi. Thực tế đã cho thâý FDI là 1 kênh quan trọng đối với việc chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển.

 Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động mạnh đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận, thúc đẩy quá trình này trên nhiều phương diện: chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu các thành phần kinh tế, cơ cấu vốn đầu tư, cơ cấu công nghệ, cơ cấu lao động….

Thông qua tiếp nhận FDI, nước tiễp nhận đầu tư có điều kiện thuận lợi để gắn kết nền kinh tế trong nước với hệ thống sản xuất, phân phối, trao đổi quốc tế, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước này.

Thông qua tiếp nhận đầu tư , các nước sở tại có điều kiện thuận lợi để tiếp cận và thâm nhập thị trường quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu, thích nghi nhanh hơn với các thay đổi trên thị trường thế giới…

FDI có vai trò làm cầu nối và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, một nhân tố đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới.

FDI có lợi thế là có thể được duy trì sử dụng lâu dài, từ khi một nền kinh tế còn ở mức phát triển thấp cho đến khi đạt được trình độ phát triển rất cao.

Vốn ODA thường được dành chủ yếu cho những nước kém phát triển, sẽ giảm đi và chấm dứt khi nước đó trở thành nước công nghiệp, tức là bị giới hạn trong một thời kỳ nhất định.

 FDI không phải chịu giới hạn này, nó có thể được sử dụng rất lâu dài trong suốt quá trình phát triển của mỗi nền kinh tế.

Với những ưu thế quan trọng như trên ngày càng có nhiều nước coi trọng FDI hoặc ưu tiên, khuyến khích tiếp nhận FDI hơn các hình thức đầu tư nước ngoài khác.

Một số hạn chế

Bên cạnh những mặt tích cực, các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể gây ra những bất lợi cho nước tiếp nhận:

Việc sử dụng nhiều vốn đầu tư FDI có thể dẫn đến việc thiếu chú trọng huy động tối đa vốn trong nước, gây ra sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư , có thể gây nên sự phụ thuộc của nền kinh tế vào vốn đầu tư nước ngoài .

Do đó, nếu tỷ trọng FDI chiếm quá lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển thì tính độc lập tự chủ có thể bị ảnh hưởng, nền kinh tế phát triển có tính lệ thuộc bên ngoài, thiếu vững chắc.

Đôi khi công ty 100% vốn nước ngoài thực hiện chính sách cạnh tranh bằng con đường bán phá giá, loại trừ đối thủ cạnh tranh khác, độc chiếm hoặc khống chế thị trường, lấn áp các doanh nghiệp trong nước.

Thực tế đã cho thấy khi thực hiện các dự án liên doanh, các đối tác nước ngoài đã tranh thủ góp vốn bằng các thiết bị và vật tư đã lạc hậu, đã qua sử dụng, hoặc nhiều khi đã đến thời hạn thanh lý, gây ra thiệt hại to lớn cho nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư.

Thông qua sức mạnh hơn hẳn về tiềm lực tài chính, sự có mặt của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài gây ra một số ảnh hưởng bất lợi về kinh tế- xã hội như làm tăng chênh lệch về thu nhập, làm gia tăng sự phân hóa trong các tầng lớp nhân dân, tăng mức độ chênh lệch phát triển giữa các vùng.

Với những mặt bất lợi của FDI, nếu có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ và có các biện pháp phù hợp, nước tiếp nhận FDI có thể hạn chế, giảm thiểu những tác động tiêu cực này và sử lý hài hòa mối quan hệ của nhà đầu tư nước ngoài với lợi ích quốc gia để tạo nên lợi ích tổng thể tích cực.

Trên đây là một số thông tin về các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, hãy liên hệ với chúng tôi khi bạn cần hỗ trợ

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

https://thutucphapluat.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd