Ô nhiễm không khí và thực trạng kiểm soát ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí không phải là vấn đề mới được phát hiện. Nó đã được đề cập cách đây hàng thế kỉ song mãi đến thế kỉ XX, đặc biệt là một số thập kỉ gần đây, khi xảy ra các thảm họa khủng khiếp do ô nhiễm không khí gây ra, con người mới bắt đầu quan tâm hơn đến nó và đưa ra các biện pháp để phòng ngừa. Legalzone xin gửi đến bạn đọc thông tin về Ô nhiễm không khí và kiểm soát không khí như thế nào?
Ô nhiễm không khí là gì?
Ô nhiễm không khí theo cách nhìn tổng quan nhất là sự biến đổi không khí theo hướng bất lợi với cuộc sống của con người, của động, thực vật, mà sự thay đổi đó chủ yếu lại chính do hoạt động của con người gây ra với quy mô, phương thức và mức độ khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi mô hình, thành phần hoá học, tính chất vật lí và sinh học của không khí.
Dưới góc độ pháp lý, ô nhiễm không khí được hiểu là sự thay đổi tính chất không khí, vi phạm tiêu chuẩn không khí mà pháp luật đã quy định. Nói cách khác, ô nhiễm không khí là tình trạng không khí có xuất hiện chất lạ hoặc có sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí làm thay đổi tính chất lí, hoá vốn có của nó, vi phạm tiêu chuẩn môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, gây tác động có hại cho con người và thiên nhiên.
Từ các hoạt động của con người trong sản xuất, sinh hoạt, giao thông vận tải… các chất gây ô nhiễm xâm nhập vào bầu khí quyển, được hoà quyện, chuyển hoá và cuối cùng tác động tới nguồn tiếp nhận là con người và các động thực vật khác.
Ô nhiễm không khí tại Việt Nam
Tại Việt Nam, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt tại các khu công nghiệp và các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh… đang là mối quan tâm của các cơ quan quản lí nhà nước cũng như cộng đồng. Tại đây, phần lớn các nhà máy, xí nghiệp chưa có hệ thống xử lí ô nhiễm không khí hoặc có thì hoạt động không thật hiệu quả, thậm chí nhiều khi hoạt động chỉ mang tính chất đối phó.
Bên cạnh đó, với đặc điểm của một nền công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mang tính chất sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu… các hoạt động công nghiệp ở Việt Nam đã thải vào môi trường sống một khối lượng lớn bụi, hơi khí độc… gây ảnh hưởng không chỉ cho các công nhân trực tiếp sản xuất mà cho cả dân cư khu vực lân cận. Ô nhiễm không khí ở Việt Nam không được kiểm soát chặt chẽ chủ yếu từ các nguyên nhân sau:
Công tác quản lý và kiểm soát ô nhiễm từ các nguồn thải còn yếu kém
Bên cạnh đó, sự phát triển kinh tế và mức độ gia tăng nhanh chóng các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp nhưng thiếu quy hoạch đồng bộ lại cũng gây nhiều khó khăn cho công tác quản lí và kiểm soát ô nhiễm từ các nguồn thải.
Các phương tiện giao thông công cộng ngày càng gia tăng cùng với hiện trạng quy hoạch về mạng lưới các tuyến đường không đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân đã góp phần rất lớn gây ô nhiễm môi trường không khí ở các khu đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Theo đánh giá của Bộ tài nguyên và môi trường, hoạt động giao thông vận tải, công nghiệp và xây dựng là những nguồn chính gây ô nhiễm không khí ở các đô thị, trong đó do giao thông gây ra chiếm tỉ lệ 70%.
Ô nhiễm không khí từ các nhà máy, khu công nghiệp
Các ngành công nghiệp được đầu tư mạnh hiện nay là xi măng, thực phẩm, lắp ráp ôtô, xe máy, dầu khí, nhiệt điện, điện tử, hoá chất, giấy, nhựa, công nghiệp khai thác khoáng sản… Chỉ riêng Nhà máy điện Hiệp Phước (Nhà Bè) đã tiêu thụ lượng dầu diesel nhiều hơn tổng số phương tiện giao thông của TP. Hồ Chí Minh cộng lại nhưng vì ống khói nhà máy này cao đến 140m nên không gây ô nhiễm tại chỗ mà bị thổi dạt sang tận các tỉnh Đồng Nai, Long An.
Các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng đang diễn ra mạnh mẽ
Ngoài ra, các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng đang diễn ra mạnh mẽ ở hầu khắp các địa phương trên cả nước cũng là nguyên nhân không nhỏ làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường không khí ở nước ta. Các hoạt động xây dựng như đào lấp đất, đập phá công trình cũ, chuyên chở vật liệu xây dựng… là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh do lượng bụi thải ra quá lớn. Kết quả đo lường thực hiện trên thực tế cho thấy khoảng 70% lượng bụi trong môi trường không khí đô thị là do giao thông vận tải và xây dựng.
Bên cạnh đó là một số nguyên nhân cơ bản, đặc thù sau:
– Không khí là thành phần môi trường không được xác định thuộc quyền khai thác hay sử dụng của chủ thể cụ thể nào. Nó thuộc quyền sử dụng chung cho mọi tổ chức, cá nhân. Vì thế, môi trường không khí thường ít được quan tâm do nó không gắn với lợi ích cụ thể, rõ ràng của một tổ chức, cá nhân nào.
– Giá trị kinh tế của môi trường không khí không dễ nhìn thấy mặc dù nó là yếu tố không thể thiếu trong mọi hoạt động sản xuất. Với các thành phần môi trường khác như rừng, nước, khoáng sản… người ta có thể nhìn thấy ngay lợi ích kinh tế của nó và chú ý bảo vệ. Riêng với môi trường không khí, khi lợi ích kinh tế không hiển hiện thì việc thiếu quan tâm, bảo vệ nó cũng là điều dễ hiểu.
– Những tác động tiêu cực do tình hạng ô nhiễm không khí gây ra thường chủ yếu là đối với sức khỏe con người, đối với chất lượng môi trường sống. Đây lại là vấn đề mà người dân Việt Nam chưa thực sự quan tâm, nhất là khi nỗi lo cho đời sống vật chất trước mắt còn quá bộn bề.
– Nhận thức chưa cao về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong phát triển công nghiệp. Phần lớn các cơ sở công nghiệp (tác nhân chủ yếu gây ra tình trạng ô nhiễm không khí) chỉ chú ý tới những lợi ích trước mắt mà không tính đến bảo vệ bầu không khí chung cho cả cộng đồng.
– Tình trạng xử lí chưa kịp thời, chưa nghiêm minh hay còn bỏ sót các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường không khí của hệ thống cơ quan này đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều chỉnh của pháp luật bảo vệ môi trường không khí.
Đánh giá chung về tình hình ô nhiễm không khí ở Việt Nam, đặc biệt là tại các đô thị lớn
Thứ nhất, vấn đề nổi cộm về môi trường không khí hiện nay là tình trạng ô nhiễm bụi. Tình trạng này xảy ra ở hầu hết các đô thị, đặc biệt tại các nút giao thông và khu vực có công trường xây dựng.
Thứ hai, các khí độc hại trong không khí nhìn chung vẫn ở ngưỡng cho phép, tuy nồng độ các chất này có tăng lên tại một số điểm và trong một số thời điểm nhất định.
Thứ ba, ô nhiễm tiếng ồn tăng cao, đặc biệt ven các trục giao thông và những tuyến đường có mật độ giao thông lớn.
Kiểm soát ô nhiễm không khí
Kiểm soát ô nhiễm không khí có thể được hiểu là hoạt động mà các cơ quan quản lí nhà nước cũng như các tổ chức, cá nhân tiến hành để bảo vệ không khí khỏi những tác động bất lợi từ phía con người và những biến đổi bất thường của thiên nhiên. Nói cách khác, đó là những hoạt động nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng gây ô nhiễm không khí và tiến tới cải thiện chất lượng không khí. Các hoạt động này rất phong phú đa dạng song dưới góc độ pháp lý, có thể kể đến một số hoạt động chủ yếu sau:
H3: Kiểm soát ô nhiễm không khí thông qua việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện hệ thống tiêu chuẩn môi trường không khí.
Đây là hoạt động khá quan trọng mà các cơ quan nhà nước cần phải tiến hành để đánh giá, kiểm soát sự thay đổi của môi trường không khí ở từng địa phương cũng như trên phạm vi cả nước. Các tiêu chuẩn này đồng thời cũng là cơ sở pháp lý để Nhà nước kiểm soát những tác động tiêu cực gây ra cho không khí từ các hoạt động của mọi tổ chức, cá nhân.
Kiểm soát ô nhiễm không khí thông qua hoạt động phòng chống, khắc phục ô nhiễm không khí, sự cố môi trường không khí.
Đây là những hoạt động nhằm khắc phục và giảm thiểu những tác động bất lợi gây ra cho môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng khi các hiện tượng ô nhiễm không khí hay sự cố môi trường không khí xảy ra như: hoạt động quan trắc không khí và định kì đánh giá hiện trạng không khí; các hoạt động nhằm khắc phục sự cố môi trường không khí… Thông qua những hoạt động này, mọi biến đổi của không khí sẽ được kiểm soát một cách thường xuyên và mọi tác động tiêu cực đối với không khí sẽ được giảm thiểu.
Kiểm soát ô nhiễm không khí thông qua việc kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải vào không khí.
Các nguồn thải này bao gồm nguồn thải động (nguồn thải từ các phương tiện giao thông vận tải) và nguồn thải tĩnh (chủ yếu là từ các ống khói nhà máy). Nếu kiểm soát tốt các nguồn thải này thì cũng có nghĩa là môi trường không khí đã được kiểm soát một cách hiệu quả.
Kiểm soát ô nhiễm không khí thông qua hệ thống cơ quan kiểm soát được tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.
Hệ thống cơ quan này sẽ trực tiếp thực hiện và tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm soát ô nhiễm không khí ở từng địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố có nguy cơ cao cần đẩy nhanh việc ban hành và thực hiện kế hoạch phát triển hệ thống giao thông công cộng; khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng nhằm giảm thiểu sử dụng phương tiện cá nhân; khuyến khích sử dụng các loại xe chạy điện, khí trong nội đô, tiến tới thay thế việc sử dụng xe gắn máy, xe mô tô 2 bánh sử dụng nhiên liệu hóa thạch; trồng nhiều cây xanh; phun nước rửa đường thường xuyên tại các trục, tuyến đường giao thông chính, đặc biệt khi thời tiết hanh khô, lặng gió để hạn chế bụi phát tán.
Bộ TN&MT tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường.
Đưa các điều khoản sửa đổi về bảo vệ môi trường không khí, giám sát, kiểm soát, đánh giá chất lượng môi trường không khí trong Luật bảo vệ môi trường sửa đổi, hoàn thành trong năm 2020; chủ trì tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí.
Bộ cũng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải phương tiện giao thông; chủ trì xây dựng, ban hành tiêu chí và chứng nhận nhãn sinh thái đối với các sản phẩm, phương tiện giao thông vận tải thân thiện môi trường; xây dựng và ban hành kế hoạch thu hồi, tái chế, xử lý thiết bị, ắc quy từ xe điện.
Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với các phương tiện giao thông vận tải.
Xây dựng chiến lược, kế hoạch, lộ trình tăng cường, phát triển phương tiện giao thông, xe điện, hệ thống giao thông vận tải công cộng thân thiện môi trường để thay thế việc sử dụng xe gắn máy, xe mô tô 2 bánh.
Khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, giảm xe phương tiện cá nhân, tiến tới loại bỏ phương tiện cơ giới lạc hậu gây ô nhiễm môi trường; trong nội đô cần tăng cường sử dụng các loại xe điện; thu hồi, loại bỏ xe cũ nát không đủ tiêu chuẩn. Việc xây dựng các công trình giao thông trong đô thị phải có giải pháp ngăn ngừa, hạn chế, giảm thiểu bụi, các tác động ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan khi thực hiện; tổ chức thanh kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
Bộ Xây dựng chủ trì xây dựng và ban hành Thông tư quy định về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động xây dựng.
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện công tác quản lý vệ sinh lao động, môi trường trong thi công xây dựng, cải tạo, sửa chữa, phá dỡ công trình xây dựng; tổ chức thanh kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định; nghiên cứu, sử dụng vật liệu chống ồn tại các công trình xây dựng;
Bộ Y tế đánh giá tác động của ô nhiễm môi trường không khí đến sức khỏe
Bộ Y tế đánh giá và đề xuất các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân, đặc biệt là các đối tượng nhạy cảm (người già, trẻ em, học sinh…) trong trường hợp ô nhiễm không khí ở mức
rất xấu, nguy hại.
Bộ Công Thương tăng cường chỉ đạo công tác quản lý sử dụng hiệu quả tài nguyên.
Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại, đặc biệt trong công tác lập và phê duyệt quy hoạch; tăng cường kiểm soát đối với các dự án, nhà máy phát thải lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, như: nhiệt điện than, dầu khí, thép, hóa chất và phân bón hóa học, chế biến và khai thác khoáng sản…
Tóm lại, dưới góc độ pháp lý, việc thực hiện kiểm soát ô nhiễm không khí đòi hỏi sự nỗ lực chung của toàn dân. Đó không chỉ là những hoạt động tuân thủ pháp luật nhằm kiểm soát tình trạng ô nhiễm không khí của các cơ quan nhà nước mà còn là ý thức tự giác thực hiện tự kiểm soát ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các chủ thể tiến hành những hoạt động được xác định là nguồn gây ô nhiễm chủ yếu (các hoạt động công nghiệp).
Tuy nhiên, các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí ở Việt Nam hiện hành được ban hành chưa nhiều, chưa tập trung và hiệu quả điều chỉnh chưa cao. Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh riêng trong lĩnh vực này.
Trên đây là một số thông tin Legalzone muốn chia sẻ tới bạn đọc về Ô nhiễm không khí và kiểm soát không khí như thế nào? Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết và để được hướng dẫn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được kịp thời tư vấn.
Có thể bạn quan tâm đến Dịch vụ môi trường
Xin cảm ơn!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
LEGALZONE COMPANY
Hotline tư vấn: 088.888.9366
Email: [email protected]
Website: https://legalzone.vn/
Địa chỉ: Phòng 1603; Sảnh A3; Toà nhà Ecolife; 58 Tố Hữu; Trung Văn; Nam Từ
Liêm; Hà Nội
———————————-
Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultancy
Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy
Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy
Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd
Danh mục
- Bản quyền tác giả
- Bảo hiểm
- Các loại giấy phép con
- Các loại giấy phép kinh doanh
- Chưa được phân loại
- Đầu tư ra nước ngoài
- Đầu tư tài chính
- Đầu tư trong nước
- Dịch Vụ
- Dịch vụ tố tụng dân sự
- Điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Doanh nghiệp trong nước
- Đòi quyền lợi trong giải phóng mặt bằng
- Giải quyết tranh chấp về đất đai, thừa kế
- Giải quyết việc hôn nhân, chia tài sản và giành quyền nuôi con
- Giấy khai sinh
- Giấy khai sinh
- Góc nhìn toàn cảnh vụ án hình sự
- Hợp đồng lao động
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật dân sự
- Luật Đất Đai
- Luật đầu tư
- Luật giao thông đường bộ
- Luật hình sự
- Luật hóa chất
- Luật Hôn nhân và gia đình
- Luật kinh doanh bất động sản
- luật kinh doanh bất động sản
- Luật nhận con nuôi
- Luật sư
- Luật thuế
- Luật Xây dựng
- nuôi con nuôi
- Pháp luật & đời sống
- Sở hữu trí tuệ
- Sở hữu trí tuệ- Bảo hộ nhãn hiệu
- Thành lập chi nhánh – văn phòng đại diện
- Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài
- Thành lập doanh nghiệp
- Thành lập doanh nghiệp
- Thay đổi đăng ký doanh nghiệp
- Thủ tục pháp luật
- Tin tức
- Tranh chấp về các vẫn đề dân sự khác
- Tư vấn cho thân chủ trong vụ án hình sự
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn doanh nghiệp
- Tư vấn luật Đầu tư
- Tư vấn luật Hình sự
- Tư vấn thủ tục công bố mỹ phẩm
- Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
- Tuyển dụng
- Uncategorized
- Xây dựng hợp đồng