Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Phân tích thực trạng phát thải khí nhà kính hiện nay

Phân tích thực trạng phát thải khí nhà kính hiện nay

Vấn đề Trái Đất ngày càng nóng lên do hiệu ứng nhà kính tác động được mọi người quan tâm. Trong đó, chúng ta cần hiểu tác động của khí nhà kính và thực trạng phát thải khí nhà kính hiện nay.

Tổng quan về phát thải khí nhà kính

Khí nhà kính là gì?

Khí nhà kính (KNK) là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt Trái Đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho Trái Đất, gây nên hiệu ứng nhà kính.

Các nguồn phát thải khí nhà kính

phát thải khí nhà kính

Căn cứ theo nguồn gốc phát sinh, xu hướng, mức độ tuyệt đối cũng như mức độ ảnh hưởng đến tổng tiềm năng phát thải KNK của các quốc gia, các nguồn phát thải được chia thành 4 nhóm chính:

– Năng lượng: Là một trong những nguồn phát thải KNK lớn nhất hiện nay. Lĩnh vực này thường đóng góp đến trên 90% lượng CO2 và 75% lượng KNK khác, phát thải ở các nước đang phát triển. 95% các khí từ ngành năng lượng là CO2, còn lại là CH4 và NO với mức tương đương.

– Quy trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm (IPPU): Trong đó, nguồn phát thải chính là các quy trình công nghiệp xử lý nguyên liệu về mặt hóa học hoặc vật lý. 

– Nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất (AFOLU): lĩnh vực AFOLU đóng góp khoảng 30% lượng phát thải KNK toàn cầu, chủ yếu là do CO2 phát thải từ những thay đổi trong sử dụng đất (phần lớn là do phá rừng nhiệt đới) và CH4, N2O từ trồng trọt và chăn nuôi gia súc.

– Chất thải: Các loại KNK có thể phát sinh trong lĩnh vực chất thải bao gồm: CO2, CH4 và N2O. Các nguồn phát sinh chính được ghi nhận là: chôn lấp chất thải rắn; xử lý sinh học chất thải rắn; thiêu hủy và đốt chất thải; xử lý và xả nước thải.

Tác động của khí nhà kính đến Trái đất

Theo các nhà khoa học thì tác hại của hiệu ứng nhà kính sẽ làm tan những tảng băng dẫn đến mực nước biển có thể sẽ dâng cao đến 1,5m và chúng sẽ nhấn chìm những vùng ven biển, đất thấp, Việt Nam chúng ta cũng nằm trong nơi bị ảnh hưởng của băng tan.

Hệ sinh thái biển đổi, các xâm lấn, lục địa dần bị sa mạc hóa, đất đai ngày càng bị xói mòn, hạn hán kéo dài, khô cằn, diện tích rừng càng bị thu hẹp.

Xích đạo không còn là nơi nóng ấm quanh năm nữa mà sẽ dần biến thành hoang mạc lớn nhất hành tinh. Thiên tai xảy ra ngày càng nhiều.

Thực trạng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam

Năm 2014, tổng lượng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam là 283,96 triệu tấn CO2 tương đương, trong đó năng lượng là lĩnh vực phát thải lớn nhất với 171,62 triệu tấn CO2 tương đương.

– Tình hình phát thải trong từng ngành của Việt Nam cụ thể như sau:

Trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam, KNK chủ yếu được phát thải từ việc đốt nhiên liệu và phát tán trong quá trình khai thác, vận chuyển. Tổng lượng KNK phát thải trong ngành năng lượng năm 2013 là 151,4 triệu tấn CO2 tương đương. Trong đó, hoạt động đốt nhiên liệu xảy ra phổ biến ở các ngành: sản xuất điện, công nghiệp và xây dựng, giao thông vận tải, nông nghiệp/ lâm nghiệp/thủy sản và một số ngành khác. 

Đối với quá trình công nghiệp, các loại hình sản xuất chính sinh ra KNK là: sản xuất xi măng, sản xuất vôi, sản xuất amoni và sản xuất sắt thép.

Nông nghiệp. Đến năm 2013, lượng KNK phát thải trong lĩnh vực này là 89,4 triệu tấn CO2 tương đương – chiếm 34,5% tổng lượng KNK phát thải của cả nước.

Chất thải. Tại Việt Nam, những năm gần đây, mỗi năm có khoảng trên 15 triệu tấn chất thải rắn được thải ra từ các nguồn khác nhau, trong đó trên 80% là từ các khu đô thị. Tuy nhiên, mới chỉ có trên 70% chất thải rắn ở khu vực đô thị và khoảng 20% ở khu vực nông thôn được thu gom và xử lý.

Biện pháp giảm phát thải khí nhà kính 

phát thải khí nhà kính

Chú trọng giảm phát thải khí nhà kính tại các khu, cụm công nghiệp

Tỉnh Hà Nam đang có chủ trương dừng các dự án phát thải lớn, đồng thời tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn các nhà máy xi măng lắp đặt hệ thống thu hồi nhiệt phát điện. Bên cạnh đó, địa phương này đang hướng tới triển khai dự án nghiên cứu các giải pháp chuyển đổi công nghệ sạch trong sản xuất công nghiệp.

Tại TP. HCM, mục tiêu đến năm 2030, TP. HCM sẽ cắt giảm 10% phát thải và tiến tới nền kinh tế cacbon thấp. Thành phố đang triển khai nhiều nhiệm vụ quản lý về phát thải khí nhà kính. 

Tỉnh Bến Tre cũng đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu mức phát thải khí nhà kính. Cụ thể, bổ sung vào quy hoạch 19 dự án điện gió, với tổng công suất trên 1.000MW. Hiện đã có 5 dự án với công suất hơn 93MW được đưa vào vận hành.

Phát triển rừng để hấp thụ khí nhà kính

Trong 5 lĩnh vực được kiểm kê khí nhà kính, chỉ duy nhất lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF) là phát thải âm, tức là không phát thải mà còn hấp thụ khí nhà kính. Chính bởi thế, các giải pháp phát triển rừng được Việt Nam đặc biệt chú trọng.

Để hoàn thành mục tiêu này, Việt Nam đề xuất các giải pháp như: Bảo vệ, bảo tồn và sử dụng bền vững rừng và đất lâm nghiệp để tăng lượng hấp thụ các-bon và chứng chỉ rừng; trồng rừng, phát triển rừng, ưu tiên rừng sản xuất, rừng gỗ lớn và rừng ven biển; phục hồi rừng phòng hộ và rừng đặc dụng;…

Tham khảo thêm về Chỉ thị 05/CT-TTg 2022

Trên đây là một số thông tin Legalzone muốn chia sẻ tới bạn đọc về vấn đề phát thải khí nhà kính? Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết và để được hướng dẫn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được kịp thời tư vấn.

Có thể bạn quan tâm Dịch vụ môi trường

Xin cảm ơn!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603; Sảnh A3; Tòa nhà Ecolife; 58 Tố Hữu; Trung Văn; Nam Từ

Liêm; Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultancy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultancy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultancy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục