Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Giải quyết tranh chấp đất đai

Giải quyết tranh chấp đất đai

Theo Khoản 24, Điều 3, Luật Đất đai 2013 thì tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Trong khái niệm này chúng ta cần lưu ý: đối tượng của tranh chấp đất đai không phải là quyền sở hữu đất, các chủ thể tham gia tranh chấp không phải là các chủ thể có quyền sở hữu đối với đất. Đây là điều không phải bàn cãi vì Điều 53, Hiến pháp 2013 hay điều 4, Luật đất đai 2013 quy định rất rõ đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Bài viết sau đây Legalzone sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng về giải quyết tranh chấp đất đai.

Giải quyết tranh chấp đất đai

Trên thực tế, tranh chấp đất đai không chỉ là hiện tượng phổ biến mà trong đó còn hết sức đa dạng về chủ thể cũng như nội dung tranh chấp. Tuy nhiên, về cơ bản tranh chấp đất đai được chia thành ba dạng như sau:

Tranh chấp về quyền sử dụng đất: là những tranh chấp giữa các bên với nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất nào đó. Trong dạng tranh chấp này chúng ta thường gặp các loại tranh chấp về ranh giới đất; tranh chấp về quyền sử dụng đất

Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất: dạng tranh chấp này thường xảy ra khi các chủ thể có những giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất như tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất hoặc các tranh chấp liên quan đến việc bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư…

Tranh chấp về mục đích sử dụng đất:  đây là dạng tranh chấp ít gặp hơn, những tranh chấp này liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất là gì. Thông thường những tranh chấp này cũng dễ có cơ sở để giải quyết vì trong quá trình phân bổ đất đai cho các chủ thể sử dụng, Nhà nước đã xác định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất. Tranh chấp chủ yếu do người sử dụng đất sử dụng sai mục đích so với khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

Khi giải quyết tranh chấp đất đai cần dựa trên nguyên tắc cơ bản sau:

  • Thứ nhất, luôn đảm bảo nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu.
  • Thứ hai, bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh tế, khuyến khích tự hòa giải trong nội bộ nhân dân. 
  • Thứ ba, việc giải quyết tranh chấp đất đai nhằm mục đích ổn định kinh tế, xã hội, gắn với phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề, tạo điều kiện cho lao động có việc làm, phù hợp với đặc điểm và quy hoạch của từng địa phương.

Tranh chấp đất đai và cách giải quyết

Ngày 29/11/2013, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai năm 2013. Luật Đất đai năm 2013 đã khắc phục, giải quyết được nhiều tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình thi hành Luật Đất đai năm 2003. Theo đó, khi xảy ra sự việc tranh chấp đất đai sẽ được giải quyết qua các thủ tục sau: Thủ tục hòa giải, thủ tục hành chính và thủ tục tố tụng. Các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai cũng được quy định rõ tại đây.

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai

Theo Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

Nếu các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Thủ tục hành chính giải quyết tranh chấp đất đai

Tại Khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định: tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành mà đương sự không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì đương sự có thể lựa hình thức giải quyết tranh chấp đất đai là nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.

Thủ tục tố tụng giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã không thành mà đương sự có giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đương sự không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 nhưng lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp đất đai là khởi kiện dân sự thì vụ việc do Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai

  • Tư vấn giải quyết tranh chấp về thừa kế đất đai – nhà ở, tài sản trên đất
  • Tư vấn giải quyết Tranh chấp về Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất;
  • Tư vấn giải quyết Tranh chấp về Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất, tài sản trên đất
  • Tư vấn giải quyết Tranh chấp về Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản trên đất;
  • Tư vấn giải quyết Tranh chấp về Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản trên đất;
  • Tư vấn giải quyết Tranh chấp về Hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho, thế chấp nhà ở gắn liền với đất ở…
  • Tư vấn giải quyết Tranh chấp về mốc giới đất đai – nhà ở;
  • Tư vấn giải quyết Tranh chấp về chia tài sản chung là đất đai – nhà ở;
  • Tư vấn giải quyết Tranh chấp về bồi thường, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, có tài sản trên đất;
  • Tư vấn giải quyết Tranh chấp về việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất.

———————————-

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Webside: https://legalzone.vn/

Head Office: ECOLIFE BUILDING, 58 To Huu Street,

Trung Van Ward, Nam Tu Liem District, Hanoi

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Xem thêm: Giải quyết các vấn đề tranh chấp khác tại:

https://legalzone.vn/tranh-chap-ve-cac-van-de-dan-su-khac/

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

 

Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục