Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa? Các lưu ý không thể bỏ qua

Đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa? Các lưu ý không thể bỏ qua
Nhãn hiệu hàng hóa là gì? Đăng ký Nhãn hiệu như thế nào cho đúng luật? Bài viết dưới đây của LegalZone sẽ trình bày các lưu ý đối với thủ tục này.

Nhãn hiệu hàng hóa là gì?

 
Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu của một doanh nghiệp (hoặc tập thể các doanh nghiệp) dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác.
 

Nhãn hiệu hàng hóa :

Là những dấu hiệu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản vô hình của người hoặc công ty thực hiện hoặc sản xuất và là một trong các đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ.

 Nhãn hiệu hàng hóa gắn vào sản phẩm và/hoặc bao bì sản phẩm để phân biệt sản phẩm cùng loại của các cơ sở sản xuất khác nhau.

 Nhãn hiệu dịch vụ gắn vào phương tiện dịch vụ để phân biệt dịch vụ cùng loại của các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác nhau.

Nhãn hiệu hàng hóa bao gồm:

1. Chữ có khả năng phát âm, có nghĩa hoặc không có nghĩa, trình bày dưới dạng chữ viết, chữ in hoặc chữ được viết cách điệu.
2. Hình vẽ, ảnh chụp.
3. Chữ hoặc tập hợp các chữ kết hợp với hình vẽ, ảnh chụp.
Yêu cầu:
–     Được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố độc đáo, dễ nhận biết.
–     Không trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa đăng ký của người khác đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại cục sở hữu công nghiệp hoặc đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
–     Không trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu hàng hóa được coi là nổi tiếng.

Tham khảo: Dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu

Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu?

Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ là một thủ tục nhằm xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình. Vì nhãn hiệu hàng hóa được coi là một thứ tài sản của doanh nghiệp (tài sản trí tuệ).

 Nói chung, việc đăng ký nhãn hiệu không phải là đòi hỏi có tính chất bắt buộc nhưng nếu không làm thủ tục đăng ký, nhãn hiệu sẽ bị làm giả, nhái hoặc bị nhầm lẫn với những nhãn hiệu khác dẫn đến rất nhiều rủi ro.

Một nhãn hiệu không được đăng ký, tức là không có cơ sở pháp lý để pháp luật bảo hộ. khi có người khác sử dụng nhãn hiệu gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của quý vị và cho cùng loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà quý vị đang kinh doanh, quý vị bị rơi vào trạng thái bị cạnh tranh trực diện, quý vị bị mất thị phần và mọi thành quả xây đắp cho nhãn hiệu đó (quảng cáo, tiếp thị, uy tín được xác lập trong tiềm thức khách hàng) đều bị đối thủ cạnh tranh khai thác.

Khi đó, quý vị phải nhờ pháp luật can thiệp. Trong tình thế nhãn hiệu không được đăng ký, dường như không thể nhận được sự can thiệp của pháp luật bởi vì pháp luật không bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa không đăng ký.

Nhãn hiệu được bảo hộ như thế nào?

 Nhãn hiệu được đăng ký tức là có cơ sở pháp lý để pháp luật bảo hộ. khi có người khác sử dụng nhãn hiệu y hệt hoặc tương tự với nhãn hiệu của quý vị đã được bảo hộ cho cùng loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà quý vị kinh doanh.

Quý vị sẽ phải nghĩ đến pháp luật và nhờ pháp luật can thiệp có thể bằng nhiều cách khác nhau:
1. Yêu cầu xử lý vi phạm hành chính đối với người xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình tại các cơ quan thực thi quyền sở hữu công nghiệp (cục sở hữu trí tuệ, bộ khoa học và công nghệ,công an kinh tế, quản lý thị trường, thanh tra chuyên ngành, hải quan,..)
2. Yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đối với người xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình tại cơ quan toà án.
3. Uỷ quyền cho công ty sở hữu trí tuệ đại diện cho mình trước các cơ quan thực thi quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của quý vị.

Lưu ý:

Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại Việt Nam, Nhãn hiệu, thương hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Nhãn hiệu có thể được thể hiện bằng chữ, bằng hình, logo, slogan hoặc kết hợp của các yếu tố nêu trên.

Để tiết kiệm thời gian và chi phí đăng ký nhãn hiệu, trước khi đăng ký, chủ sở hữu nên nhờ sự trợ giúp của các tổ chức sở hữu trí tuệ thực hiện dịch vụ tron gói:

– Tiến hành tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu. Kết quả tra cứu sẽ có trong 7 ngày làm việc và tài liệu cần cung cấp là mẫu nhãn hiệu, hàng hóa dịch vụ người dùng cần đăng ký.
– Khi đã nhận được kết quả tra cứu, nếu kết luận nhãn hiệu có khả năng đăng ký, chủ thể nên tiến hành đăng ký nhãn hiệu ngay lập tức để có ngày ưu tiên nộp đơn sớm nhất.

Tài liệu đăng ký gồm:

 
+ Mẫu nhãn hiệu (09 mẫu)
 
+ Sản phẩm và dịch vụ cần đăng ký (liệt kê).
 
+ Giấy ủy quyền cho tổ chức dịch vụ sở hữu trí tuệ.
 

Thời hạn thẩm định đơn:

Cục Sở Hữu Trí Tuệ sẽ nhận đơn đăng ký và đóng dấu xác nhận ngày nộp đơn, số đơn. Sau đó, nhãn hiệu sẽ được thẩm định qua 2 giai đoạn:
 
Giai đoạn thẩm định hình thức: Trong vòng 1 tháng kể từ ngày nộp đơn, thẩm định về hình thức đơn như bản mô tả đơn, nhóm sản phẩm và dịch vụ đã phân chính xác theo thỏa ước Nice chưa? Nếu đơn đáp ứng, Cục SHTT sẽ cấp Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ và đơn sẽ được công bố trên công báo sở hữu công nghiệp (bản giấy và bản điện tử).
 
Giai đoạn thẩm định nội dung: Trong vòng 9 tháng kể từ ngày công bố đơn, thẩm định xem nhãn hiệu có đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ không, có tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của bên thứ 3 đã đăng ký trước đó hay không? Nếu đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, nhãn hiệu sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và sẽ được đăng công báo sở hữu công nghiệp (bản giấy và bản điện tử).
 
Về thời hạn thẩm định, theo quy định của Luật là 1 năm, tuy nhiên, thời gian có thể bị kéo dài do nhiều lý do như nhãn hiệu bị từ chối do phân nhóm chưa chính xác, do chậm chễ của các thẩm định viên…
 
– Nhãn hiệu khi được cấp văn bằng bảo hộ có hiệu lực trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Trước 6 tháng đến ngày hết hạn, chủ sở hữu phải tiến hành gia hạn để duy trì hiệu lực.
 
Chủ sở hữu nhãn hiệu cũng có nghĩa vụ phải sử dụng nhãn hiệu trong vòng 5 năm kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ. Nếu không sử dụng, nhãn hiệu có thể bị bên thứ 3 yêu cầu hủy bỏ hiệu lực với lý do nhãn hiệu không được sử dụng trong 5 năm liên tiếp.

Các dịch vụ do Công ty TNHH LegalZone cung cấp

1. Đăng ký, duy trì và thực thi liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa bao gồm:

· Tư vấn, tra cứu và đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

· Tư vấn liên quan đến việc lựa chọn và sử dụng nhãn hiệu hàng hoá

· Tra cứu và cung cấp thông tin về việc đăng ký và sử dụng nhãn hiệu hàng hoá

· Thực hiện chức năng đại diện sở hữu công nghiệp trong việc nộp đơn và tiến hành các thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá;

· Tư vấn và thực hiện chức năng đại diện sở hữu công nghiệp tiến hành các thủ tục pháp lý ghi nhận chuyển giao đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

· Tư vấn và thực hiện chức năng đại diện sở hữu công nghiệp tiến hành các thủ tục pháp lý ghi nhận sửa đổi liên quan đến đơn xin đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, ví dụ như: tên, địa chỉ của người nộp đơn, danh mục hàng hoá, dịch vụ và mẫu nhãn hiệu hàng hoá

· Tư vấn và thực hiện chức năng đại diện sở hữu công nghiệp tiến hành các thủ tục pháp lý ghi nhận sửa đổi liên quan đến Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trên cơ sở chuyển nhượng quyền sở hữu, sáp nhập công ty; ghi nhận đổi tên, địa chỉ của chủ văn bằng bảo hộ.

2. Tham vấn và đại diện theo ủy quyền cho khách hàng trong các vụ tranh chấp và khiếu nại liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm:

· Khiếu nại các quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa;

· Phản đối đơn xin cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

· Hủy bỏ hiệu lực của văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu hàng hóa;

3. Theo dõi và tiến hành các thủ tục duy trì hiệu lực đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

· Gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa

· Tư vấn về việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký

· Điều tra theo dõi về các nhãn hiệu hiệu trên thị trường

4. Tư vấn và đại diện cho khách hàng trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm:

· Thẩm định và kết luận về các hành vi vi phạm đối với sản phẩm/dịch vụ xâm phạm độc quyền nhãn hiệu hàng hóa tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

· Tư vấn xử lý vi phạm trong phạm vi xử lý dân sự, hành chính, tố tụng

· Tư vấn và yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm;

· Khiếu nại và phối kết hợp với các cơ quan nhà nước chức năng xử lý vi phạm liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa và cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa;

· Tham gia tranh tụng tại Tòa án với tư cách luật sư

5. Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại nước ngoài:

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa quốc tế theo Thỏa ước Madrit

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cộng đồng tại Liên minh Châu Âu (OHIM)

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại các nước ASEAN

Liên hệ với LegalZone ngay để được tư vấn cụ thể Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật đất đai, Luật sở hữu trí tuệ… 

———————————-

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Webside: https://legalzone.vn/

Head Office: ECOLIFE BUILDING, 58 To Huu Street,

Trung Van Ward, Nam Tu Liem District, Hanoi

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Xem thêm: Giải quyết các vấn đề tranh chấp khác tại:

https://legalzone.vn/tranh-chap-ve-cac-van-de-dan-su-khac/

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

 
Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục