Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Chứng chỉ an toàn trong xây dựng

Chứng chỉ an toàn trong xây dựng

chứng chỉ an toàn trong xây dựng

Sự phát triển kinh tế của đất nước trong những năm gần đây rất mạnh mẽ, đất nước ta từ nước kém phát triển đã vươn lên thành đang phát triển, đó cũng là thành tựu sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước, tất cả các lĩnh vực đều áp dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả, bên cạnh đó vấn đền An toàn lao động là vấn đề được quan tâm hàng đầu, hầu như tất cả ccacs công trình xây dựng đều có băng rôn An toàn để lao động- Lao động phải an toàn”. Việc đảm bảo an toàn trong xây dựng là điều rất cần thiết

AN TOÀN LAO ĐỘNG

Trong bất cứ hình thái lao động nào thì an toàn lao động, vệ sinh an toàn lao động luôn là vấn đề được đặt lên bàn cân suy tính chặt chẽ. Không chỉ ở Việt Nam mà ở tất cả các nước trên thế giới, vấn đề an toàn lao động trong lao động sản xuất đều được đưa vào quy định luật pháp. Nhóm luật này được gọi là Luật Lao Động. Luật lao động là gì ? – Luật lao động là nhóm quy phạm pháp luật về lao động giúp an toàn cho người lao động và người sử dụng lao động có quyền lợi và nghĩa vụ tương đương. Luật lao động cũng  đưa ra các quy phạp giúp bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn lao động.

AN TOÀN LAO ĐỘNG LÀ GÌ?

An toàn lao động là giải pháp được đề ra nhằm hạn chế các yếu tố nguy hiểm gây tai nạn cho người lao động trong quá trình lao động sản xuất. An toàn lao động. An toàn lao động còn được gọi là Bảo hộ lao động.

An toàn trong lao động còn có thể hiểu theo cách khác đó là tạo ra môi trường lao động mà ở đó không có các tai nạn xảy ra cho người tham gia lao động.

Tuỳ vào nghành nghề mà pháp luật quy định luật an toàn lao động có đặc thù riêng với nghành nghề ấy. Hiện nay luật vệ sinh an toàn lao động 2015 và luật vệ sinh an toàn lao động 2018 quy định an toàn lao động chia thành 6 nhóm: an toàn lao động nhóm 1,  an toàn lao động nhóm 2,  an toàn lao động nhóm 3,  an toàn lao động nhóm 4an toàn lao động nhóm 5,  an toàn lao động nhóm 6.

AN TOÀN LAO ĐỘNG NHÓM 1

An toàn lao động nhóm 1 được luật lao động quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP cấp ngày 15/05/2016 và  luật an toàn lao động, vệ sinh lao động  số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015. Quy định với ATLĐ nhóm 1 như sau: 

Đối tượng huấn luyện an toàn lao động nhóm 1: 

Người quản lý phụ trách vệ sinh, an toàn lao động. Người quản lý này có thể là người đứng đầu đơn vị kinh doanh, tổ chức, phó quản lý, người phụ trách các phân xưởng, các quản đốc phân xưởng hoặc các vị trí tương đương được luật ATVSLĐ quy định.

Nội dung của luật atvslđ số 84/2015/qh13 và 44/2016/NĐ-CP quy định đối với an ATLĐ nhóm 1 như sau:

Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

  1. Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
  2. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động.
  3. Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động

  1. Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động.
  2. Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa.
  3. Phương pháp cải thiện điều kiện lao động.
  4. Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.

 

Vì sao người quản lý phải học an toàn lao động?

Bạn là một người quản lý, bạn có thể là người đứng đầu doanh nghiệp hay chỉ đơn thuần làm các công tác quản lý. Cho dù bạn ở cương vị quản lý nào thì bạn cũng đang là đối tượng đại diện cho người lao động. Vì thế khi học an toàn lao động bạn bạn sẽ góp phần tạo ra môi trường an toàn lao động tránh các tai nạn rủi ro cho chính bạn và người lao động.

Khi bạn nắm vững các kiến thức về an toàn trong lao động. Tức là khi bạn nắm vững Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất,  bạn sẽ đưa ra các  biện pháp khắc phục, phòng ngừa. Điều này giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp của bạn. Chẳng hạn: nếu bạn không hiểu về an toàn lao động, thì các tai nạn có thể thường xuyên xảy ra, nhẹ thì doanh nghiệp bạn phải chi phí thuốc men đền bù cho người lao động, nặng thì có thể thiệt hại cả người và cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Như vậy cho dù ở tình thế nào thì doanh nghiệp của bạn cũng phải tốn chi phí lãng phí.

Khi bạn tạo được môi trường lao động an toàn thì người lao động sẽ yên tâm công tác cống hiến trong doanh nghiệp của bạn. Nhân sự lành nghề có kinh nghiệm trong doanh nghiệp bạn ổn định. Đây là tiền đề rất lớn tạo ra hiệu quả lao động cho doanh nghiệp bạn.

Phía trên chỉ là những lợi ích thuộc bề nổi khi người quản lý được đào tạo an toàn lao động. Lợi ích này còn rất nhiều vì thế việc đào tạo quản lý an toàn lao động là điều cần thiết cho doanh nghiệp

AN TOÀN LAO ĐỘNG NHÓM 2

Chương trình đào tạo an toàn lao động nhóm 2 được luật lao động quy định như sau:

Đối tượng huấn luyện của ATVSLĐ nhóm 2:

Người làm công tác an toàn, vệ sinh trong lao động là đối tượng chính của chương trình huấn luyện an toàn lao động nhóm 2. Đối tượng này bao gồm: nhân viên chuyên trách về an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở hoặc người giám sát các hoạt động an toàn ở tại nơi làm việc.

Nội dung tập huấn An Toàn lao động nhóm 2:

Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

  1. Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
  2. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động.
  3. Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động

  1. Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động.
  2. Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa.
  3. Phương pháp cải thiện điều kiện lao động.
  4. Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
  5. Nghiệp vụ công tác tự kiểm tra; công tác Điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động.
  6. Phân tích, đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động.
  7. Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phòng, chống cháy nổ trong cơ sở lao động; xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hàng năm; công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động.
  8. Công tác kiểm định, huấn luyện và quan trắc môi trường lao động; quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; hoạt động thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động.
  9. Công tác sơ cấp cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Nội dung huấn luyện chuyên ngành an toàn lao động nhóm 2

Kiến thức tổng hợp về các loại máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện.

Kết thúc khóa huấn luyện sẽ kiểm tra và đánh giá năng lực của nhân viên phụ trách tham gia khóa đào tạo an ATVSLĐ

AN TOÀN LAO ĐỘNG NHÓM 3

Đối với việc tập huấn an toàn lao động nhóm 3 được luật lao động việt nam quy định như sau:

Đối tượng tham gia tập huấn.

Đối tượng chính của chương trình tập huấn lao động thuộc nhóm 3 là Người lao động làm việc có yêu cầu nghiêm ngặt.

Nội dung tập huấn an toàn lao động nhóm 3.

Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

  1. Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
  2. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động.
  3. Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động.

  1. Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc.
  2. Phương pháp cải thiện điều kiện lao động.
  3. Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
  4. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.
  5. Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về các loại máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện

Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động

Thông tin về công việc có yêu cầu nghiêm về an toàn vệ sinh lao động thể hiện tại  văn bản 13/2016/TT-BLĐTBXH: 

DANH MỤC CÔNG VIỆC CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số 13 /2016/TT-BLĐTBXH –  ngày  16   tháng    năm 2016 của Bộ Lao động  Thương binh và Xã hội)

  1.  Chế tạo, lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ, kiểm tra, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, giám sát hoạt động máy, thiết bị thuộc Danh mục máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
  2. Trực tiếp sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển  hoá chất nguy hiểm, độc hại theo phân loại của Hệ thống hài hoà toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hoá chất.
  3. Thử nghiệm, sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại thuốc nổ và phương tiện nổ (kíp, dây nổ, dây cháy chậm…).
  4. Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ, kiểm tra, giám sát hoạt động máy, thiết bị sử dụng trong thi công xây dựng gồm: máy đóng cọc, máy ép cọc, khoan cọc nhồi, búa máy, tàu hoặc máy hút bùn, máy bơm; máy phun hoặc bơm vữa, trộn vữa, bê tông; trạm nghiền, sang vật liệu xây dựng; máy xúc, đào, ủi, gạt, lu, đầm rung, san; các loại kích thủy lực; vận hành xe tự đổ có tải trọng trên 5 tấn.
  5. Lắp ráp, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, vệ sinh các loại máy mài, cưa, máy phay, máy bào, máy tiện, uốn, xẻ, cắt, xé chặt, đột, dập, đục, đập, tạo hình, nạp liệu, ra liệu, nghiền, xay, trộn, cán, ly tâm, sấy, sàng, sàng tuyển, ép, xeo, chấn tôn, tráng, cuộn, bóc vỏ, đóng bao, đánh bóng, băng chuyền, băng tải, súng bắn nước, súng khí nén; máy in công nghiệp. 
  6. Làm khuôn đúc, luyện, cán, đúc, tẩy rửa, mạ, đánh bóng kim loại, làm sạch bề mặt kim loại; các công việc luyện quặng, luyện cốc; làm các công việc ở khu vực lò quay sản xuất xi măng, lò nung  hoặc buồng đốt vật liệu chịu lửa, vật liệu xây dựng, luyện đất đèn; vận hành, sửa chữa, kiểm tra, giám sát, cấp liệu, ra sản phẩm, phế thải các lò thiêu, lò nung, lò luyện.
  7. Các công việc làm việc trên cao cách mặt bằng làm việc từ 2 mét trở lên, trên sàn công tác di động, nơi cheo leo nguy hiểm.
  8. Các công việc trên sông, trên biển, lặn dưới nước.
  9. Chế tạo, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm tra máy, thiết bị trong hang hầm, hầm tàu, phương tiện thủy.
  10. Các công việc làm việc có tiếp xúc bức xạ ion hóa.
  11. Các công việc có tiếp xúc điện từ trường tần số cao ở dải tần số từ 30 GHz tới 300 GHz.
  12. Các công việc làm việc ở các nơi thiếu dưỡng khí hoặc có khả năng phát sinh các khí độc như hầm, đường hầm, bể, giếng, đường cống và các công trình ngầm, các công trình xử lý nước thải, rác thải.
  13. Các công việc làm vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường, vệ sinh chuồng trại.
  14. Khảo sát địa chất, địa hình, thực địa biển, địa vật lý; Khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản, khai thác dầu khí; Chế tạo, sử dụng, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình, thiết bị, hóa chất, dung dịch dùng trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, khai thác dầu khí, các sản phẩm của dầu khí trên biển và trên đất liền.
  15. Các công việc trực tiếp thi công xây dựng công trình gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới; sửa chữa, cải tạo, di rời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình xây dựng.
  16. Các công việc làm về thi công, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện; thi công, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện.
  17. Các công việc làm về hàn, cắt kim loại.

AN TOÀN LAO ĐỘNG NHÓM 4

Đối tượng cần đào tạo an toàn lao động thuộc nhóm 4: Những người lao động không có thuộc theo nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 5. Bao gồm cả người học nghề & thử việc lao động.

Nội dung thực hiện tập huấn lao động nhóm 4: 

a) Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân, nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

b) Huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc: Quy trình làm việc và yêu cầu cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc

  AN TOÀN LAO ĐỘNG NHÓM 5

Đối tượng đào tạo thuộc nhóm 5: Căn cứ Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015 quy định đối tượng tập huấn là : Toàn bộ người làm công tác y tế.

Nội dung thực hiện an toàn lao động:

a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
c) Huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động:

  1. Yếu tố có hại tại nơi làm việc.
  2. Tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại.
  3. Lập hồ sơ vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
  4. Các bệnh nghề nghiệp thường gặp và biện pháp phòng chống
  5. Cách tổ chức khám bệnh nghề nghiệp, khám bố trí việc làm, chuẩn bị hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp.
  6. Tổ chức và kỹ năng sơ cứu, cấp cứu; phòng chống dịch bệnh tại nơi làm việc; an toàn thực phẩm.
  7. Quy trình lấy và lưu mẫu thực phẩm.
  8. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật và dinh dưỡng cho người lao động.
  9. Nâng cao sức khỏe nơi làm việc, phòng chống bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc.
  10. Kiến thức, kỹ năng, phương pháp xây dựng kế hoạch, phương án, trang bị phương tiện và điều kiện cần thiết để thực hiện công tác vệ sinh lao động.
  11. Phương pháp truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp. 
  12. Lập và quản lý thông tin về vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc
  13. Lập và quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp. 
  14. Công tác phối hợp với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động để thực hiện nhiệm vụ liên quan theo quy định tại Điều 72 Luật an toàn, vệ sinh lao động.

AN TOÀN LAO ĐỘNG NHÓM 6

Người lao động tham gia mạng lưới an toàn, vệ sinh viên ngoài nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định còn được huấn luyện bổ sung về kỹ năng và phương pháp hoạt động của an toàn, vệ sinh viên.

AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG

AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG LÀ GÌ ?

An toàn vệ sinh lao động là các biện pháp bảo hộ lao động được đưa ra nhằm phòng và tránh các bệnh liên quan đến nghề nghiệp, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động.

An toàn vệ sinh lao động là biện pháp đi song song với an toàn lao động. Cả 2 khái niệm này được gọi chung là bảo hộ lao động.

KẾ HOẠCH VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG

Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động được quy định cụ thể ở điều 76 của Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13, Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2015. Luật an toàn, vệ sinh lao động có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

Trích Điều 76. Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động: 
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động. Đối với các công việc phát sinh trong năm kế hoạch thì phải bổ sung nội dung phù hợp vào kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động.
2. Việc lập kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động phải được lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở và dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Đánh giá rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; việc kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;
b) Kết quả thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động năm trước;
c) Nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch sản xuất, kinh doanh và tình hình lao động của năm kế hoạch;
d) Kiến nghị của người lao động, của tổ chức công đoàn và của đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra.
3. Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động và phòng, chống cháy, nổ;
b) Biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng, chống yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động;
c) Trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;
d) Chăm sóc sức khỏe người lao động;
đ) Thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

LUẬT VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG 2015

Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 với các nội dung quan trọng như: việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan được ban hành ngày 25/06/2015.

1. Các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho người lao động

Luật an toàn lao động năm 2015 quy định việc khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động

+ Hằng năm, NSDLĐ phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người khuyết tật, chưa thành niên, cao tuổi ít nhất 06 tháng một lần nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu.

+ Khi khám sức khỏe, Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

+ Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do NSDLĐ chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 21 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015  được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.

2. Các biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo Luật an toàn lao động năm 2015

Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

+ Kịp thời sơ cứu, cấp cứu và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động.

+ Về thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, Luật vệ sinh an toàn lao động quy định như sau:

Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí bảo hiểm y tế không chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu kết luận suy giảm dưới 5%.

Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

+ Trả đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động theo Luật vệ sinh an toàn lao động;

+ Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của người và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

Ít nhất 30 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

+ Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều 38 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015  với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

+ Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa.

+ Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;

+ Theo Luật vệ sinh an toàn lao động, NSDLĐ sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe đối với người lao động sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;

+ Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

+ Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo pháp luật lao động.

Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 còn quy định đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động đối với một số lao động đặc thù; đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động. Luật này có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Luat-an-toan-ve-sinh-lao-dong-2015-281961.aspx


LUẬT VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG 2018 KHÁC GÌ VỚI 2015 ?

So với luật an toàn vệ sinh năm 2015 thì luật an toàn vệ sinh lao động năm 2018 nhìn chung vẫn kế thừa tất cả những nội dung của bản 2015 nhưng có 8 điểm nổi bật hơn đó là: 

  1. Khái niệm an toàn lao động: An toàn lao động là tình trạng điều kiện lao động mà ở đó không xảy ra nguy hiểm cho NLĐ và những người xung quanh. Bản 2015 thì tách riêng 2 khái niệm an toàn lao động và vệ sinh an toàn lao động thành 2 khái niệm riêng biệt. Còn bản luật lao động 2018 thì gom chung lại và đề cập đến vấn đề chung là: không xảy ra nguy hiểm cho người lao động.
  2. Mức đóng BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là 0,5%.
  3. Bị tai nạn giao thông có thể được xem là tai nạn lao động
  4. Người lao động bị tai nạn được bồi thường tối thiểu 1,5 tháng lương.
  5. Rời nơi làm việc không an toàn có được trả đủ lương?. Người lao động có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý.
  6. Cấm trả tiền thay cho bồi dưỡng bằng hiện vật
  7. Mỗi tổ sản xuất phải có ít nhất 01 an toàn, vệ sinh viên.
  8. Vi phạm an toàn vệ sinh lao động, có thể bị phạt tù tới 12 năm.

 

CẤP CHỨNG CHỈ AN TOÀN LAO ĐỘNG NHÓM 1, 2, 3, 4, 5, 6

Theo nghị định 44 quy định: Tất cả các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam dù là doanh nghiệp trong nước hay đầu tư nước ngoài đều phải có chứng chỉ an toàn lao động. Để bảo vệ bản thân không bị tai nạn trong quá trình lao động hoặc mắc các bệnh nghề nghiệp, người lao động nên yêu cầu đơn vị sử dụng lao động triển khai các khóa đào tạo an toàn lao động một cách bài bản.

Hiện nay có một số doanh nghiệp với tầm nhìn hẹp của ban lãnh đạo, thường nghĩ tham gia tập huấn đào tạo an toàn lao động sẽ gây tốn kém. Vì vậy họ thường tìm cách mua chứng chỉ an toàn lao động hoặc tập huấn theo kiểu đối phó. Đây là một suy nghĩ không nên. Trong quá trình theo dõi tiếp xúc với các doanh nghiệp lớn. Chúng tôi hiểu vì sao doanh nghiệp của họ lại có thể phát triển một cách vượt bực, năng lực cạnh tranh không thua kém doanh nghiệp nước ngoài. Với họ cái được coi là lãng phí khi tham gia đào tạo an toàn lao động chỉ là 1 con cá cực nhỏ so với những lợi ích mà đào tạo an toàn lao động đem lại cho họ. Hãy thử nghĩ xem trong 1 môi trường lao động lành mạnh, bạn sẽ không phải tốn các khoản tiền lớn cho việc chi trả các tai nạn lao động, các thiệt hại về vật chất trong quá trình lao động, ví dụ hỏa hoạn, cháy nổ. Nhân viên được đào tạo bài bản về an toàn vệ sinh lao động, họ sẽ thấy mình được bảo vệ, họ sẽ an tâm cống hiến. Như thế cái lợi đó không thể là nhỏ được. Tập huấn an toàn lao động chính là sự nhân văn, tầm nhìn sâu và tuân thủ pháp luật.

Lĩnh vực an toàn lao động được thể hiện ở tất cả các ngành nghề như :

  1. An toàn lao động leo cao.
  2. An toàn lao động trong sản xuất.
  3. An toàn lao động trong công trường xây dựng.
  4. An toàn khi phá dỡ kết cấu công trình.
  5. An toàn lao động trong hàn cắt kim loại.
  6. An toàn lao động trong lĩnh vực cơ khí.
  7. An toàn lao động trong kinh doanh Xăng Dầu, LPG.
  8. An toàn lao động cho nhân viên bán hàng.
  9. An toàn lao động trong vận hành máy.
  10. An toàn trong bệnh viện, tòa nhà..
  11. An toàn trong sản xuất.
  12. An toàn trong lĩnh vực điện.
  13. An toàn trong lĩnh vực thương mai.
  14. An toàn trong vệ sinh công nghiệp.
  15. An toàn trong lĩnh vực nhà hàng.
  16. An toàn trong lĩnh vực may mặc.
  17. An toàn trong lĩnh vực viễn thông.

 

Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục