Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Theo quy định của Chính Phủ, tất cả sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe đều phải tiến hành đăng ký công bố tiêu chuẩn chất lượng trước khi đưa ra tiêu thụ tại Việt Nam. Vậy những sản phẩm như thế nào là sản phẩm bảo vệ sức khỏe và làm thế nào để được cấp giấy chứng nhận công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhanh, đơn giản nhất? Theo dõi bài viết dưới đây của LegalZone bạn nhé!

Những sản phẩm nào được gọi là sản phẩm bảo vệ sức khỏe

Theo Khoản 2 Điều 2 Thông tư 43/2014/TT-BYT, Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định thực phẩm bảo vệ sức khỏe là sản phẩm được chế biến dưới dạng viên nang, viên hoàn, viên nén, hay dạng bột, cao, cốm hoặc dạng lỏng.

Những sản phẩm được xếp vào nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe hay còn được gọi là thực phẩm chức năng, là những sản phẩm để bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày để hỗ trợ duy trì, tăng cường sức khỏe, cải thiện các chức năng của cơ thể đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh.

Trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe, các dạng chế biến khác có chứa các chất như:

  • Vitamin, khoáng chất, protein, enzym, axit amin, axit béo và các chất có hoạt tính sinh học khác
  • Hoạt chất sinh học có nguồn gốc từ chất khoáng, động vật, thực vật ở dạng phân lập hay chiết xuất, cô đặc chuyển hóa.
  • Các nguồn tổng hợp của những thành phần nói trên 

Quy định về công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Quy định công bố an toàn chất lượng trong hoạt động kinh doanh thực phẩm

Theo thông tin mới đây, ngày 02/02/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 15/2018/NĐ-CPHướng dẫn chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm. Trong đó có quy định tất cả các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, dù là nhập khẩu hay sản xuất trong nước đều phải thực hiện công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe trước khi tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.

Trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận công bố thực phẩm mà sản phẩm đã được tung ra thị trường thì cơ sở sản xuất hay người kinh doanh sẽ bị xử phạt và chịu hoàn toàn trách nhiệm khi có chuyện gì xảy liên quan đến việc sử dụng.

Quy định này không những có tác dụng đảm bảo tốt nhất cho người tiêu dùng, giúp đẩy lui tình trạng sản phẩm kém chất lượng được sử dụng tràn lan mà còn mang lại nhiều lợi cích dành cho doanh nghiệp làm công bố.

Việc công bố chất lượng đạt an toàn thực phẩm chính là cách doanh nghiệp khẳng định chất lượng các sản phẩm với người tiêu dùng, giúp họ hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn. Khi đã có được niềm tin từ phía khách hàng thì cơ hội lan rộng thương hiệu, khả năng lôi kéo khách hàng sử dụng sản phẩm của mình là rất lớn. Và dần dần doanh nghiệp của bạn sẽ vượt xa dối thủ cạnh tranh, doanh số bán hàng  ngày càng lớn, lợi nhuận ngày càng cao, khẳng định được vị thế, đẳng cấp.

Quy định trong quá trình làm thủ tục công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm

Căn cứ làm thủ tục công bố

Để được cấp giấy xác nhận công bố thực phẩm, các tổ chức, cá nhân sẽ phải tìm hiểu thật kỹ các quy định trong các văn bản pháp luật sau:

  •  Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 được ban hành ngày 17/6/2010;
  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 02/02/2018 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm 
  • Thông tư số 19/2012/TT-BYT được Bộ y tế phát hành ngày 09/11/2012 Hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

Nơi tiếp nhận hồ sơ công bố

Các sản phẩm thực phẩm chức năng được sản xuất trong nước hay được nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam thì hồ sơ công bố sản phẩm cũng đều được Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế tiếp nhận, thẩm định và đưa ra kết quả cuối cùng.

Quy định chung

Những tài liệu có nội dung không phải tiếng Việt cần kèm theo bản dịch có công chứng

Khi có thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ từ phía cơ quan nhà nước, tổ chức cá nhân cần nhanh chóng thực hiện trong vòng 90 ngày. Nếu quá 90 ngày thì hồ sơ sẽ mất giá trị

Thời hạn của giấy công bố thường từ 3 đến 5 năm, khi hết hạn tổ chức, cá nhân cần thực hiện gia hạn công bố nếu sản phẩm vẫn còn lưu hành trên thị trường.

Thủ tục công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Để công bố chất lượng sản phẩm bảo vệ sức khỏe thành công, việc làm đầu tiên của các tổ chức, cá nhân đó là chuẩn bị hồ sơ công bố để gửi lên Cục An toàn thực phẩm – Bộ y tế. Trong đó, quý khách cần phân biệt sản phẩm sản xuất trong nước hay sản phẩm nhập khẩu để làm hồ sơ sao cho chính xác. Những tài liệu cần có trong hồ sơ công bố là:

Hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm bảo vệ sức khỏe sản xuất trong nước

  1. Giấy phép kinh doanh của cơ sở sản xuất hoặc doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm
  2. Bản công bố sản phẩm theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP
  3. Phiếu kiểm nghiệm kết quả an toàn thực phẩm cùa sản phẩm bảo vệ sức khỏe cần được công bố. Phiếu kiểm nghiệm hợp lệ là phiếu có thời gian tính từ ngày kiểm nghiệm đến ngày tiếp nhận hồ sơ không vượt quá 12 tháng. Và trong đó có đầy đủ các chỉ tiêu kiểm nghiệm theo quy định, được cấp bởi phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn
  4. Thông tin về sản phẩm: thành phần cấu tạo, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, chỉ tiêu an toàn, thời hạn sử dụng,…
  5. Các tài liệu khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm chức năng hoặc công dụng của các thành phần có trong sản phẩm
  6. Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  7. Nhãn sản phẩm  hoặc các nội dung sẽ được in trên nhãn sản phẩm
  8. Mẫu sản phẩm cần công bố

Lưu ý:

Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, hạn chế hàng nhái, hàng kém chất lượng, pháp luật Việt Nam đã đưa ra quy định buộc các sản phẩm là thực phẩm chức năng cần phải có giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn chất lượng mới được phép lưu hành trên thị trường

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ công bố, khách hàng gửi hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền là Cục an toàn thực phẩm qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp. Hồ sơ khi được tiếp nhận sẽ qua quá trình kiểm tra, thẩm định về sự hợp pháp, hợp lệ của từng tài liệu. Nếu đã đạt yêu cầu thì Cục an toàn thực phẩm sẽ gửi lại kết quả là giấy xác nhận công bố an toàn thực phẩm. Nếu không hợp lệ sẽ có văn bản thông báo nêu rõ nguyên nhân để tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung.

Thành phần hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm bảo vệ sức khỏe nhập khẩu

  1. Bản công bố sản phẩm bảo vệ sức khỏe
  2. Phiếu kiểm định sản phẩm
  3. Giấy phép kinh doanh của tổ chức nhập khẩu sản phẩm để kinh doanh tại Việt Nam
  4. Giấy chứng nhận sản phẩm được lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận xuất khẩu
  5. Chứng từ của nhà sản xuất
  6. Tài liệu chứng minh hàm lượng các chất cấu tạo lên sản phẩm, chúng minh công dụng sản phẩm, công dụng các thành phần có trong sản phẩm
  7. Thông tin, nhãn sản phẩm và mẫu sản phẩm

Dịch vụ công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe của LegalZone

LegalZone là công ty luật số 1 Việt Nam đã có uy tín từ rất nhiều năm, là sự lựa chọn số 1 của các doanh nghiệp. Tại đây, tất cả nhân viên đều phải trải qua quy trình tuyển chọn khắt khe, dày dặn kinh nghiệm, làm việc nhiệt huyết, tận tâm, có trách nhiệm, có thể xử lý mọi vấn đề một cách nhanh chóng, triệt để. Khách hàng khi đến với dịch vụ công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe của LegalZone đều được các chuyên viên tư vấn tỉ mỉ, cặn kẽ tất cả vấn đề liên quan đến việc công bố, được hỗ trợ làm thủ tục nhanh chóng, chính xác nhất. Từ đó thời gian công bố được rút ngắn tối đa, không gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, khi đến với LegalZone, quý khách còn vô cùng hài lòng về phí dịch vụ bởi đó là mức phí cạnh tranh nhất thị trường. Đồng thời LegalZone còn có rất nhiều ưu đãi hấp dẫn để doanh nghiệp tối ưu chi phí tốt nhất.

Công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe là việc làm bắt buộc cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên trong quá trình làm thủ tục công bố sẽ có rất nhiều khó khăn nên hãy liên hệ ngay với LegalZone để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.

Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục