Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Bảo đảm đầu tư

Bảo đảm đầu tư

Luật Đầu tư năm 2014 (hiện hành) không đưa ra định nghĩa về biện pháp bảo đảm đầu tư. Dưới góc độ khoa học pháp lý thì các biện pháp bảo đảm đầu tư được hiểu là những biện pháp mà pháp luật quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện các hoạt động đầu tư với mục đích kinh doanh. Vậy nội dung cụ thể của những biện pháp bảo đảm đầu tư là gì, Legalzone sẽ giải đáp qua nội dung về Tư vấn luật đầu tư với nội dung các biện pháp bảo đảm đầu tư trong bài viết dưới đây:

Các biện pháp bảo đảm đầu tư

Theo Luật Đầu tư hiện hành thì các biện pháp bảo đảm đầu tư (được quy định từ Điều 9 đến Điều 14) bao gồm 6 biện pháp sau đây:

“Bảo đảm quyền sở hữu tài sản; Bảo đảm hoạt động kinh doanh; Bảo đảm chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài; Bảo lãnh của Chính Phủ đối với một số dự án quan trọng; Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật và giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh”.

Bảo đảm quyền sở hữu tài sản

Nội dung của biện pháp này như sau:

– Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.

–  Trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì nhà đầu tư được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Đây chính là sự cụ thể hóa Điều 32 Hiến pháp năm 2013, theo đó Nhà nước không được sự dùng quyền năng cưỡng chế đặc biệt của mình để xâm phạm tới tài sản hợp pháp của nhà đầu tư.

Quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư được bảo hộ. Trong trường hợp trưng mua, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư vì những lý do đặc biệt, chính đáng (Quốc phòng, an ninh,  vì lợi ích quốc gia…)

Nhà nước sẽ có sự thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh

Nhà nước không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện những yêu cầu sau đây:

– Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ trong nước;

– Xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị, loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước;

– Nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu;

– Đạt được tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng hóa sản xuất trong nước;

– Đạt được một mức độ hoặc giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trong nước;

– Cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc nước ngoài;

– Đặt trụ sở chính tại địa điểm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Căn cứ định hướng phát triển kinh tế – xã hội, chính sách quản lý ngoại hối và khả năng cân đối ngoại tệ trong từng thời kỳ,

Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bảo đảm đầu tư đáp ứng nhu cầu ngoại tệ đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và những dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác.

Bảo đảm chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài

Mục đích của hoạt động đầu tư, kinh doanh suy cho cùng là hướng tới lợi nhuận. Do vậy, Nhà nước ngoài việc bảo hộ quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư nước ngoài thì còn cam kết cho họ được chuyển tài sản hợp pháp của mình ra khỏi Việt Nam, cụ thể Điều 10 Luật Đầu tư hiện hành quy định:

“Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản sau đây:

Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư;

Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh;

Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.”

Bảo lãnh của Chính Phủ đối với một số dự án quan trọng

Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bảo lãnh nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc doanh nghiệp nhà nước tham gia thực hiện dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và những dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác. Chính phủ quy định chi tiết nội dung này.

Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật

Sự thay đổi của pháp luật tác động lớn tới hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư, trong nhiều trường hợp làm mất đi sự ổn định, gây khó khăn cho hoạt động đầu tư kinh doanh. Do vậy, Nhà nước cam kết bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật, cụ thể:

– Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư cao hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư đang được hưởng thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án.

– Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án..

– Quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Đầu tư hiện hành không áp dụng trong trường hợp thay đổi quy định của văn bản pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường.

– Trường hợp nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Đầu tư hiện hành thì được xem xét giải quyết bằng một hoặc một số biện pháp sau đây:

+ Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế;

+ Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư;

+ Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại.

 Đối với biện pháp bảo đảm đầu tư quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật Đầu tư hiện hành, nhà đầu tư phải có yêu cầu bằng văn bản trong thời hạn 03 năm kể từ ngày văn bản pháp luật mới có hiệu lực thi hành.

Giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh

Nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư một cách tối đa trong hoạt động đầu tư kinh doanh, pháp luật đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp như sau:

– Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 14 Luật Đầu tư hiện hành.

– Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 Luật Đầu tư hiện hành.

– Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư hiện hành được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:

+ Tòa án Việt Nam;

+ Trọng tài Việt Nam;

+ Trọng tài nước ngoài;

+Trọng tài quốc tế;

+ Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập.

– Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Trên đây là nội dung tư vấn về các nội dung bảo đảm đầu tư, liên hệ với Legalzone để được tư vấn cụ thể

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

https://thutucphapluat.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục