Cách ghi ngành nghề kinh doanh

Nội dung chính của bài viết

Khi thành lập doanh nghiệp, bên cạnh những vấn đề về thủ tục pháp lý, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì ngành nghề kinh doanh là một trong những vấn đê được quan tâm rất lớn. Vậy cách ghi ngành nghề kinh doanh như thế nào? Legalzone sẽ hướng dẫn qua bài viết tham khảo dưới đây:

Những trường hợp phải ghi ngành nghề kinh doanh phổ biến

Ngoài thành lập doanh nghiệp còn có khá nhiều trường hợp cá nhân, tổ chức phải ghi ngành nghề kinh doanh. Có thể kể tên một số trường hợp như:

– Bổ sung, thay đổi nghề kinh doanh trong giấy phép kinh doanh

– Bớt ngành nghề kinh doanh trong giấy phép kinh doanh

– Đề nghị cấp đổi sang giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi tiến hành thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh công ty

cách ghi mã ngành trong giấy đăng ký kinh doanh
Cách ghi mã ngành trong giấy đăng ký kinh doanh

Trong những trường hợp này, chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc cũng có thể là những đơn vị được ủy quyền sẽ phải lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành nghề vào hồ sơ theo quy định.

Cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn cách ghi mã ngành trong giấy đăng ký kinh doanh, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Lưu ý cách ghi ngành nghề kinh doanh khi thành lập Công ty

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Nội dung cụ thể của ngành kinh tế cấp bốn nêu trên thực hiện theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.

Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì cách ghi ngành nghề kinh doanh theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

 Đối với cách ghi ngành nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.

 Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn.

Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.

Việc ghi ngành, nghề kinh doanh (c); (d) nêu trên thực hiện theo quy định mục (e) ; trong đó, ngành, nghề kinh doanh chi tiết được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

Doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.

 Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Hướng dẫn cách ghi ngành nghề kinh doanh theo quy định

Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới. Với trường hợp này, để tiết kiệm thời gian nên nhờ đến sự tư vấn, hướng dẫn cách ghi ngành nghề kinh doanh của các đơn vị uy tín.

Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.

Cách ghi ngành nghề kinh doanh cấp 4

Khi tiến hành bổ sung ngành nghề kinh doanh trong nội dung thay đổi đăng ký kinh doanh hoặc ghi ngành nghề mới vào giấy đề nghị thành lập Công ty, cá nhân hoặc tổ chức sẽ phải ghi ngành nghề kinh doanh trong hồ sơ. cách ghi mã ngành trong giấy đăng ký kinh doanh sẽ thể hiện như sau:

 

STT         Tên ngành           Mã ngành

01           Hoạt động tư vấn quản lý              4231

02           Hoạt động viễn thông     4419

Lưu ý:

– Khi đăng ký kinh doanh hoặc thay đổi đăng ký kinh doanh với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và chưa có luật chuyên ngành, trường hợp này các cơ quan đăng ký sẽ cần tiến hành thủ tục xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.

cách ghi ngành nghề kinh doanh
Cách ghi ngành nghề kinh doanh

– Trường hợp vì 1 lý do nào đó mà khi đăng ký kinh doanh hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn.

Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.

Một số lưu ý khác trong cách ghi ngành nghề kinh doanh

Một số lưu ý trong cách ghi ngành nghề kinh doanh như sau:

Doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.

Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, cơ quan đăng ký kinh doanh ra Thông báo yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cách ghi ngành nghề kinh doanh  một cách phù hợp nhất

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: Support@legalzone.vn

Website: http://legalzone.vn/

https://thutucphapluat.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Bài viết liên quan

{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}

Bài viết mới

Cách ghi ngành nghề kinh doanh
Cần Tư vấn miễn phí - Ấn vào Ảnh