Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Đăng ký khai sinh khi bố mẹ ly hôn

Đăng ký khai sinh khi bố mẹ ly hôn
Chuyên mục: Luật dân sự

Việc đăng ký hộ tịch nói chung cũng như việc Đăng ký Giấy khai sinh cho con nói riêng là một việc vô cùng quan trọng và ý nghĩa trong đời sống xã hội và đời sống pháp luật hiện nay. Ngoài ra đăng ký khai sinh cũng là thủ tục cần thiết để trẻ em được hưởng các quyền về chăm sóc sức khỏe ban đầu, quyền về giáo dục…

Đăng ký khai sinh còn là cơ sở để xác định, định danh cho mỗi người, tạo tiền đề để thực hiện các hoạt động hộ tịch trong tương lai như việc đăng ký kết hôn, đăng ký nhận con, nuôi con, đăng ký người giám hộ,…

Do vậy, mỗi đứa trẻ trên đất nước được sinh ra dù có xác định được bố, mẹ hay không hay dù bố mẹ có thực hiện việc đăng ký kết hôn hay không cũng đều phải được thực hiện đăng ký khai sinh kịp thời theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên việc đăng ký khai sinh cho con khi bố mẹ ly hôn có những vấn đề lưu ý gì? Thủ tục thực hiện như thế nào?

Legalzone sẽ giới thiệu trong bài viết dưới đây

Đăng ký khai sinh cho con khi bố mẹ ly hôn
                               Đăng ký khai sinhcho con khi bố mẹ ly hôn

Quy định về đăng ký khai sinh cho con

 Về đăng kí quản lý hộ tịch

Theo Điều 13,văn bản hợp nhất số 8013/VBHN-BTP năm 2013 quy định về đăng kí quản lý hộ tịch, trong đó thẩm quyền đăng ký khai sinh được quy định như sau:

1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em;

Nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh.

Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh.
3. Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc nơi có trụ sở của tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó
“.

Về đăng kí quản lý hộ tịch, thời hạn đi khai sinh và trách nhiệm khai sinh khi bố mẹ ly hôn

Theo Điều 14,Văn bản hợp nhất số 8013/VBHN-BTP năm 2013 quy định về đăng kí quản lý hộ tịch, thời hạn đi khai sinh và trách nhiệm khai sinh khi bố mẹ ly hôn

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con; nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh, thì ông, bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em“.

Theo Điều 15,Văn bản hợp nhất số 8013/VBHN-BTP năm 2013 quy định về đăng kí quản lý hộ tịch, cụ thể về thủ tục đăng ký khai sinh, thủ tục khai sinh khi bố mẹ ly hôn
1.Người đi đăng ký khai sinh phải nộp Tờ khai, Giấy chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn).

Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng.

Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.

Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.

Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh,

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh.

Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.
3. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú,

Nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống.

Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh“.

Cơ quan thực hiện thủ tục

Căn cứ vào khoản 1, Điều 15, Nghị định 123/2015: 

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đang cư trú sẽ thực hiện việc đăng ký khai sinh khi bố mẹ ly hôn

Trong trường hợp không xác định được người cha, con bạn sẽ được đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ;

Phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.

Tuy nhiên, việc xác định lại cha cho con là vô cùng quan trọng và ý nghĩa bởi vì trẻ em cần được lớn lên trong vòng tay của cha mẹ về cả thực tế lẫn trong pháp luật.

>>Tham khảo bài viết: đăng ký khai sinh cho con

 

Đăng ký khai sinh  cho con khi bố mẹ ly hôn
                                              Đăng ký khai sinh cho con khi bố mẹ ly hôn

Thủ tục đăng ký khai sinh cho con khi cha mẹ chưa đủ tuối kết hôn

Trước hết có thể thực hiện việc đăng ký nhận cha con chứ không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký lại Giấy khai sinh cho con.

Theo Điều 25, Luật hộ tịch năm 2014, nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

Những chứng cứ chứng minh quan hệ cha con

Căn cứ tại Điều 11, Thông tư 15/2015 do Bộ Tư pháp ban hành bao gồm:

Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con;

Thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.

Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.

Tuy nhiên nếu thực hiện đăng ký kết hôn sau đó và có Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, thì không phải thực hiện việc đăng ký nhận cha cho con mà thay vào đó chỉ cần làm thủ tục bổ sung hộ tịch.

Cụ thể, tại Khoản 2, Điều 13, Thông tư 15/2015 quy định:

“Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh không có thông tin về người cha, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con.”

Về thủ tục

Kết hợp với Điều 28, Luật hộ tịch năm 2014 thì  chỉ cần nộp bộ hồ sơ đăng ký bổ sung hộ tịch bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký bổ sung hộ tịch (theo mẫu)

+ Giấy khai sinh của con.

+ Văn bản thừa nhận là con chung của vợ chồng

+ Sổ hộ khẩu, Giấy chứng minh nhân dân của cha, mẹ (bản sao – chứng thực).

Sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ tịch cho con bạn trước đây tiếp nhận hồ sơ sẽ có trách nhiệm cải chính, bổ sung cho bạn trong vòng 03 ngày.

   

Đăng ký khai sinh cho con khi bố mẹ ly hôn
                                      Đăng ký khai sinh cho con khi bố mẹ ly hôn

Trên đây là một số thông tin liên quan đến thủ tục đăng ký khai sinh khi bố mẹ ly hôn, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

https://thutucphapluat.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục