Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Hướng dẫn trình tự, thủ tục, hồ sơ nhận cha, mẹ, con

Hướng dẫn trình tự, thủ tục, hồ sơ nhận cha, mẹ, con
Chuyên mục: Luật dân sự

nhajancon riêng

Những người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con được quy định tại Điều 102 Luật hôn nhân và gia đình 2014, trong đó quy định cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân. Hồ sơ và trình tự thủ tục nhận cha, mẹ, con  được trình bày cụ thể trong bài viết dưới đây của LegalZone, mời bạn đọc cùng tham khảo. Việc đăng ký nhận cha, mẹ, con được chia thành 02 trường hợp, cụ thể như sau:

Đăng ký nhận cha, mẹ, con không có yếu tố nước ngoài

*Thẩm quyền đăng ký:

UBND cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con (quy định tại Điều 24 Luật hộ tịch 2014)

*Những loại giấy tờ cần chuẩn bị khi đăng ký nhận cha, mẹ, con 

(quy định tại Điều 25 Luật hộ tịch 2014)

– Tờ khai theo mẫu quy định;

– Chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con

(thông thường là Giấy xác nhận ADN hoặc thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng) (quy định tại Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP)

*Lưu ý:

Khi đăng ký nhận con thì cha mẹ các bên phải có mặt

Đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài

*Thẩm quyền đăng ký:

UBND cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con (quy định tại Điều 43 Luật Hộ tịch 2014)

*Xác định các trường hợp nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài 

là việc đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa:

– Công dân Việt Nam với người nước ngoài;

– Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

– Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;

– Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài;

– Người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam.

* Những loại giấy tờ cần chuẩn bị khi đăng ký nhận cha, mẹ, con

 (quy định tại Điều 44 Luật hộ tịch 2014)

– Tờ khai theo mẫu quy định;

– Giấy tờ hoặc đồ vật làm chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con

 (thông thường là Giấy xác nhận ADN hoặc thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng) (quy định tại Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP)

– Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân (trong trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau)

*Lưu ý:

Khi đăng ký nhận con thì cha mẹ các bên phải có mặt

Nhận cha, mẹ, con trong một số trường hợp đặc biệt

Điều 13 Thông tư 15/2015/TT-BTP quy định các trường hợp đặc biệt khi đăng ký nhận cha, mẹ, con cụ thể như sau:

Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con, người con sống cùng với người cha, khi người cha làm thủ tục nhận con mà không liên hệ được với người mẹ thì không cần có ý kiến của người mẹ trong Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh không có thông tin về người cha, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con.

Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, chưa được đăng ký khai sinh mà khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Quyền nhận cha, mẹ, con của công dân

Theo quy định tại Điều 90, 91 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cha mẹ có quyền nhận con và con có quyền nhận cha mẹ kể cả trường hợp người được nhận đã chết.

Khi con đã thành niên, nếu muốn nhận cha thì không cần sự đồng ý của mẹ, nhận mẹ thì không cần sự đồng ý của cha.

Ngoài ra, nếu có con ngoài giá thú, có con với người khác khi đã có vợ hoặc có chồng, giờ muốn nhận con thì không cần sự đồng ý của người còn lại.

Mẫu tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con

                                    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM         

     Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHẬN CHA, MẸ, CON


Kính gửi([1]):……………………………………………………………………………

Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: ……………………………………………

Ngày, tháng, năm sinh:…………………………………………………………….

Dân tộc:………………………………………………..Quốc tịch:…………………

Nơi cư trú(2): …………………………………………………………………………..

Giấy tờ tùy thân (3):…………………………………………………………………..

Quan hệ với người nhận cha/mẹ/con(4):………………………………………

Đề nghị Quý cơ quan công nhận người có tên dưới đây:

Họ, chữ đệm, tên:……………………………………………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh:……………………………………………………………..

Dân tộc:……………………………………………………Quốc tịch:………………

Nơi cư trú (2):………………………………………………………………………….

Giấy tờ tùy thân (3):…………………………………………………………………

………………. của người có tên dưới đây:

Họ, chữ đệm, tên: ………………………………………………………………….

Ngày, tháng, năm sinh:………………………………………………………….

Dân tộc:…………………………………………Quốc tịch:…………………….

Nơi cư trú(2): ………………………………………………………………………..

Giấy tờ tùy thân(3):………………………………………………………………..

Tôi cam đoan việc nhận…………………………………nói trên là đúng sự thật, tự nguyện, không có tranh chấp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.

Kính đề nghị Quý cơ quan đăng ký.

                                                 Làm tại…………………ngày …………tháng…………năm…………

                                                                                                    Người yêu cầu

                                                                                       (Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

                   

 Ý kiến của người hiện đang là mẹ hoặc cha(5)       Ý kiến của người được nhận là cha, mẹ, con(6)

Tài liệu gửi kèm theo Tờ khai:

………………………………………………………..

………………………………………………………..

………………………………………………………..

Chú thích:

(1) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký;

(2) Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.

(3) Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân  hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2004);

(4) Chỉ cần thiết trong trường hợp người khai không đồng thời là người nhận cha/mẹ/con;

(5) Chỉ cần thiết trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên hoặc người đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, ghi ý kiến của người là cha nếu mẹ là người yêu cầu, ý kiến người mẹ nếu cha là người yêu cầu (trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự);

(6) Chỉ cần thiết trong trường hợp người được nhận là trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên.

Hướng dẫn cách điền Mẫu tờ khai

Mục “Kính gửi”: Ghi rõ tên cơ quan đăng ký – nơi có thẩm quyền đăng ký như đã nêu ở trên.

Ví dụ: Ủy ban nhân dân phường A, quận B, thành phố H.

Mục “Nơi cư trú”: Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú;

Nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú;

Trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.

Ví dụ: SN 123, ngõ xx, phường A, quận B, thành phố H.

Mục “Giấy tờ tùy thân”: Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân  hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế

Ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2004;

Mục “Quan hệ với người nhận cha/mẹ/con”: Chỉ cần thiết trong trường hợp người khai không đồng thời là người nhận cha/mẹ/con;

Ví dụ: Bản thân

Mục “Ý kiến của người hiện đang là mẹ hoặc cha”: Chỉ cần thiết trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên hoặc người đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.

Khi đó, ghi ý kiến của người là cha nếu mẹ là người yêu cầu, ý kiến người mẹ nếu cha là người yêu cầu trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Mục “Ý kiến của người được nhận là cha, mẹ, con”: Chỉ cần thiết trong trường hợp người được nhận là trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên.

Liên hệ LegalZone ngay hôm nay khi có bất kỳ vướng mắc gì về thủ tục hồ sơ nhận cha, mẹ, con   để được giải đáp kịp thời

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

https://thutucphapluat.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục