Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Tổng hợp tất cả các hình thức đầu tư tại Việt Nam

Tổng hợp tất cả các hình thức đầu tư tại Việt Nam

Cùng Legalzone tìm hiểu về tổng hợp tất cả các hình thức đầu tư tại Việt Nam trong bài viết dưới đây

Tổng hợp tất cả các hình thức đầu tư tại Việt Nam

Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển và nhu cầu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật nói chung và mỗi địa phương nói riêng là rất lớn. Tuy nhiên, ngân sách nhà nước thì có hạn, vốn của các nhà tài trợ ngày càng thu hẹp.

Do đó, mô hình đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (Public Private Partnership hay còn gọi là PPP) là một giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề này. Mô hình này có khả năng huy động nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng từ khu vực tư nhân cả trong và ngoài nước trong bối cảnh hiện nay.

Đầu tư là gì?

Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh

thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp

của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.

Các hình thức đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ quy định của Luật Đầu tư năm 2014 và các văn bản pháp luật có liên quan.

Đầu tư trực tiếp

Dự án đầu tư trực tiếp có thể thuộc một trong số các loại hình như sau:

– Thành lập tổ chức kinh tế (100% vốn của nhà đầu tư trong nước/nước ngoài hoặc liên doanh)

– Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT

– Đầu tư phát triển kinh doanh (mở rộng qui mô công suất hoặc đổi mới công nghệ…)

– Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư

– Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp

– Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.

Hình thức tổ chức kinh tế có thể thuộc các loại công ty

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty cổ phần.
  • Công ty tư nhân, công ty hợp doanh hoặc tập đoàn kinh tế.

Những dự án trong các lĩnh vực dưới đây do Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận và cấp giấy chứng nhận đầu tư:

Các dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn, quy mô đầu tư trong những lĩnh vực sau:

+ Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không

+ Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia

+ Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí; thăm dò, khai thác khoáng sản

+ Phát thanh, truyền hình

+ Kinh doanh casino

+ Sản xuất thuốc lá điếu

+ Thành lập cơ sở đào tạo đại học

+ Thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế

Dự án đầu tư không thuộc quy định tại mục Đầu tư trực tiếp, không phân biệt nguồn vốn và có quy mô vốn đầu tư từ 1.500 tỷ đồng Việt Nam trở lên trong những lĩnh vực sau:

+ Kinh doanh điện; chế biến khoáng sản; luyện kim

+ Xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa

+ Sản xuất, kinh doanh rượu, bia​

Dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực sau:

+ Kinh doanh vận tải biển

+ Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát,

viễn thông và internet; thiết lập mạng truyền dẫn phát sóng

+ In ấn, phát hành báo chí; xuất bản

+ Thành lập cơ sở nghiên cứu khoa học độc lập

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,

khu kinh tế, bao gồm cả các dự án đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư

hoặc các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất,

khu công nghệ cao đối với những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.

Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các  dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, bao gồm cả các dự án đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư và các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

>>>Tham khảo bài viết: các hình thức đầu tư quốc tế

Đầu tư gián tiếp

Khái niệm đầu tư gián tiếp có thể thuộc một trong số tổng hợp tất cả các hình thức đầu tư tại Việt Nam sau:

+ Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác

+ Thông qua Quỹ đầu tư chứng khoán hoặc thông qua các định chế tài chính trung gian khác

Các tổ chức là pháp nhân, gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không phân biệt nơi đăng ký trụ sở chính và mọi cá nhân, không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú có quyền góp vốn, mua cổ phần với mức không hạn chế tại doanh nghiệp theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp,

trừ các trường hợp  dưới đây:

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty niêm yết thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán là tối đa 49% tổng số cổ phiếu niêm yết.

Đăng ký giao dịch của một tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên Trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc tối đa 49%. tổng số chứng chỉ quỹ đầu tư niêm yết, đăng ký giao dịch của một quỹ đầu tư chứng khoán.

Đối với tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần thì tổng số cổ phiếu niêm yết là số cổ phiếu phát hành ra công chúng theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các trường hợp đặc thù áp dụng quy định của luật đầu tư, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế và các quy định pháp luật chuyên ngành khác có liên quan.

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước cổ phần hoá hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo pháp luật về cổ phần hoá và chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ dụng theo Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ (Phụ lục Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam),

Ví dụ trong lĩnh vực Ngân hàng, hiện nay Biểu cam kết cụ thể về Dịch vụ quy định tổng số cố phần do các thể nhân và pháp nhân nước ngoài nắm giữ tại mỗi ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam không được vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng hoặc trong lĩnh vực Viễn thông,

Biểu cam kết về Dịch vụ quy định đối với dịch vụ viễn thông cơ bản có hạ tầng mạng, doanh nghiệp nước ngoài chỉ được phép đầu tư dưới hình thức liên doanh với mức góp vốn tối đa 49%.

Tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, bán trái phiếu lưu hành của một tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán không bị hạn chế tỷ lệ nắm giữ.

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trái phiếu chuyển đổi của một tổ chức phát hành, sau khi thực hiện chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu tổ chức phát hành phải đảm bảo tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49% tổng số cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch của tổ chức đó.

Nhà đầu tư thực hiện việc đầu tư thông qua Quỹ đầu tư chứng khoán bằng việc mua Chứng chỉ Quỹ của một Quỹ đầu tư. Chứng chỉ Quỹ là bằng chứng xác nhận quyền sở hữu, hưởng lợi nhuận trên phần vốn góp và được niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Các Quỹ đầu tư được hình thành từ Công ty quản lý quỹ, công ty quản lý quỹ có thể lập nhiều Quỹ đầu tư vào những ngành nghề, quy mô, mục tiêu khác nhau.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến chủ đề tổng hợp tất cả các hình thức đầu tư tại Việt Nam

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ một cách tốt nhất với những yêu cầu của nhà đầu tư

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

https://thutucphapluat.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục