Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG.

THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG.
Chuyên mục: Dịch Vụ

THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG.

Dịch vụ xuất khẩu lao động (hay tên đầy đủ là dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài) hiện nay đang được nhiều người quan tâm. Đây là hoạt động kinh tế dưới hình thức cung ứng lao động Việt Nam ra nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn, phục vụ cho nhu cầu nhân công lao động của doanh nghiệp nước ngoài. Là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, các doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh ngành nghề này phải đáp ứng đủ các điều kiện của pháp luật và phải có Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Trong bài viết này, Legalzone sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về Thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài năm 2006;
  • Nghị định 126/2007/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài;
  • Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chi tiết Luật người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài;
  • Thông tư 22/2013/TT-BLĐTBXH về mẫu hợp đồng cung ứng lao động và hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài;

Thế nào là người lao động đi làm việc ở nước ngoài?

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi là người lao động đi làm việc ở nước ngoài) là công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam, có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài.

Đối tượng nào được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động?

  • Doanh nghiệp được xem xét cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động (đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài) (sau đây gọi tắt là Giấy phép) là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ của các tổ chức, cá nhân Việt Nam.

–   Doanh nghiệp được cấp Giấy phép phải trực tiếp tổ chức hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

–  Chính phủ quy định các loại hình doanh nghiệp được hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội trong từng giai đoạn và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Những hành vi bị cấm khi hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động là gì?

Căn cứ tại Điều 7 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài năm 2006 các hành vi bị cấm khi hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động bao gồm:

  • Cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi là Giấy phép) cho doanh nghiệp không đủ điều kiện theo quy định của Luật này.
  • Sử dụng Giấy phép của doanh nghiệp khác hoặc cho người khác sử dụng Giấy phép của mình để hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
  • Giao nhiệm vụ điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho người đã quản lý doanh nghiệp bị thu hồi Giấy phép hoặc người đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên do vi phạm quy định của pháp luật về người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
  • Đi làm việc hoặc đưa người lao động đi làm việc ở khu vực, ngành, nghề và công việc bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc không được nước tiếp nhận người lao động cho phép.
  • Lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài.
  • Lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của người lao động.
  • Tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc khi chưa đăng ký hợp đồng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật này.
  • Sau khi nhập cảnh không đến nơi làm việc hoặc bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng.
  • Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động.
  • Lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định của pháp luật.
  • Gây phiền hà, cản trở, sách nhiễu người lao động hoặc doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động là gì?

Theo quy định tại Điều 9 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài Doanh nghiệp có đủ các điều kiện sau đây thì được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động:

  • Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có vốn pháp định là 5 tỷ đồng;
  • Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
  • Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
  • Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;
  • Có tiền ký quỹ 1 tỷ đồng tại Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động như thế nào?

Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động

Doanh nghiệp có yêu cầu nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động tại Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ lao động – thương binh và xã hội.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm các tài liệu sau:
  • Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định 5 tỷ đồng theo quy định;
  • Giấy xác nhận ký quỹ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp ký quỹ 1 tỷ đồng;
  • Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
  • Sơ yếu lý lịch của người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
  • Phương án tổ chức (đối với doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài) hoặc báo cáo về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
  • Danh sách trích ngang cán bộ chuyên trách trong bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm các nội dung: họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, nhiệm vụ được giao;
  • Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động. (nếu có)

Bước 2: Xử lý hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép

Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét cấp Giấy phép cho doanh nghiệp sau khi lấy ý kiến của một trong những người có thẩm quyền sau đây:

Thủ trưởng cơ quan ra quyết định thành lập hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ thành lập đối với doanh nghiệp nhà nước;

Người ra quyết định thành lập đối với doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính đối với doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp.

Bước 3: Công bố giấy phép

Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được cấp hoặc đổi Giấy phép, doanh nghiệp phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao Giấy phép gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và niêm yết công khai bản sao Giấy phép tại trụ sở chính của doanh nghiệp.

Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp hoặc đổi Giấy phép, doanh nghiệp phải đăng nội dung Giấy phép trên một trong các tờ báo viết của trung ương hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp.

Như vậy, trên đây là nội dung tư vấn về Thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động. Liên hệ ngay với Legalzone để được tư vấn và hỗ trợ

Xem thêm: Dịch vụ xin các loại giấy phép

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

              https://thutucphapluat.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Từ khóa: Giấy phép con
Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục