Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Các bước sau thành lập doanh nghiệp 2020

Các bước sau thành lập doanh nghiệp 2020

Sau khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Để doanh nghiệp đi vào hoạt động chính thức thì cần hoàn tất một số thủ tục. Hãy cùng Legalzone tìm hiểu về các bước sau thành lập doanh nghiệp 2020.

Pháp luật về các bước sau thành lập doanh nghiệp 2020

Căn cứ pháp lý

-Luật doanh nghiệp 2020

-Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở chính của doanh nghiệp

Nội dung bảng hiệu bao gồm:

  • Tên doanh nghiệp
  • Mã số doanh nghiệp;
  • Địa chỉ công ty.

Khắc con dấu của doanh nghiệp 

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận và có mã số doanh nghiệp, bạn phải liên hệ với đơn vị khắc dấu để làm con dấu pháp nhân, dấu chức danh cho người đại diện theo pháp luật và các chức danh quản lý khác (nếu có)

Khắc dấu là thủ tục cần thiết và phải làm ngay để doanh nghiệp có thể thuận lợi kí kết hợp đồng giao dịch, mở tài khoản ngân hàng và thực hiện những công việc khác với tư cách của một pháp nhân.

Thủ tục khắc dấu của doanh nghiệp

Bước 1:

Sau khi doanh nghiệp thành lập và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (doanh nghiệp) doanh nghiệp tự đi khắc con dấu của công ty tại cơ quan khắc dấu. Thời gian: từ 01 – 02 ngày làm việc

Bước 2:

Đăng bố cáo để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh. Hồ sơ gồm có:

  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông báo về việc sử dụng mẫu dấu của doanh nghiệp;
  • Biên bản về việc Thông báo về việc sử dụng mẫu dấu của doanh nghiệp đối với công ty TNHH hai thành viên và công ty cổ phần;
  • Quyết định về việc Thông báo về việc sử dụng mẫu dấu của doanh nghiệp.

Thời gian hoàn thành: từ 03 -05 ngày làm việc.

Mở và thông báo tài khoản ngân hàng

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp; và thông báo về việc sử dụng tài khoản ngân hàng với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế (nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính).

Thủ tục mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp

Bước 1:

Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

  • Bản sao gấy phép đăng ký kinh doanh ( 01 bản)
  • Quyết định bổ nhiệm giám đốc do người đại diện pháp luật ký và đóng dấu nếu có ( 01 bản)
  • Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng/ kế toán do người đại diện pháp luật ký và đóng dấu ( 01 bản)
  • Bản sao CMND hoặc hộ chiếu của người đại diện pháp luật ( 01 bản)
  • Bản sao CMND hoặc hộ chiếu của kế toán trưởng/kế toán ( 01 bản)
  • Thông báo mẫu dấu công ty, thường sau khi đăng ký mẫu dấu với sở kế hoạch đầu tư, ngân hàng sẽ tự vào website cổng thông tin đăng ký kinh doanh quốc gia để tra cứu.( 01 bản)
  • Giấy đăng ký mở tài khoản theo mẫu của từng ngân hàng.

Bước 2:

Mang hồ sơ đã soạn ở bước 1, con dấu công ty đến ngân hàng và hoàn tất thủ tục theo hưỡng dẫn của ngân hàng.

Bước 3:

Nhận mã số tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, đóng tiền ký quỹ trong tài khoản ngân hàng, số tiền tùy theo từng ngân hàng quy dịnh ( Thường là 1 triệu đồng)
Sau khi có tài khoản ngân hàng doanh nghiệp phải thông báo số tài khoản ngân hàng lên sở KHĐT.

Bước 4:

Đăng ký các dịch vụ đi kèm:
– Đăng ký internet banking (miễn phí): để chuyển tiền, thanh toán, online và dễ dàng tra cứu lịch sử, in sao kê khi cần thiết. Phục vụ việc hạch toán kế toán, để kế toán giảm thiểu việc đi lại ra ngân hàng in sao kê, hay làm ủy nhiệm chi.
– Đăng ký nộp thuế điện tử (miễn phí): để sau khi báo cáo thuế, nếu có phát sinh số thuế phải nộp thì chỉ cần ký số là nộp được. Không phải ra ngân hàng giảm thiểu việc đi lại không cần thiết.

Bước 5:

Đặt mua SÉC để nhân viên ra rút tiền nhập quỹ tiền mặt, chi tiêu các khoản lặt vặt như điện, nước, rác, văn phòng phẩm…

Thủ tục thông báo tài khoản ngân hàng lên sở KHĐT.

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ;

Thành phần hồ sơ:
-Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
-Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ
-Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).
-Giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp .

Bước 2:nộp hồ sơ đã chuẩn bị ở bước 1

Bước 3: Tiến hành đăng ký thông báo tài khoản ngân hàng qua mạng điện tử.
• Truy cập website cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia tại : http://dangkyquamang.dkkd.gov.vn để tạo tài khoản.
• Sử dụng tài khoản đã đăng ký tiến hành nộp hồ sơ ( hồ sơ scan);
• Khi việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đã thành công thì in giấy biên nhận hồ sơ đã hợp lệ.

Bước 4:

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày ghi trên thông báo Hồ sơ đăng ký qua mạng hợp lệ, doanh nghiệp mang toàn bộ hồ sơ gốc (file giấy) nộp cho Sở kế hoạch và đầu tư để nhận “ Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh do sở kế hoạch đầu tư cấp.”

 Thủ tục thông báo tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế

Bước 1:

Hồ sơ để khai báo tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp với cơ quan thuế

  • Mẫu hồ sơ (có thể tải trên mạng).
  • Giấy đăng ký đề nghị mở tài khoản ngân hàng.
  • Giấy ủy quyền hoặc giới thiệu trong trường hợp ủy quyền cho người khác đi khai báo.
  • Chứng minh thư hoặc căn cước công dân của người khai báo (có công chứng).

Bước 2:

nộp hồ sơ đã chuẩn bị để có thể gửi qua mạng.

Bước 3:

Đăng ký tài khoản của doanh nghiệp trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (dangkykinhdoanh.gov.vn).

Bước 4:

Gửi hồ sơ đến với cơ quan thuế.

Bước 5:

Nếu thủ tục hợp lệ, thực hiện in giấy biên nhận và đóng dấu giáp lai.

Bước 6:

Mang toàn bộ hồ sơ lên sở kế hoạch đầu tư để nộp trong vòng 1 tháng.

Mua chữ ký số

Chữ ký số điện tử giúp cho doanh nghiệp dễ dàng kê khai và nộp thuế qua mạng điện tử, không cần đến trực tiếp cơ quan quản lý. Có chữ ký số giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và công sức đi lại.

Kê khai và nộp thuế môn bài

Thời hạn để doanh nghiệp kê khai và nộp tiền thuế môn bài đó là ngày cuối cùng của tháng mà doanh nghiệp bắt đầu hoạt động kinh doanh.

Nếu không kê khai, nộp thuế đúng hạn doanh nghiệp sẽ bị phạt chậm nộp tiền thuế. Do đó, để tránh trường hợp doanh nghiệp quên không thực hiện thủ tục thì có thể sử dụng dịch vụ Nộp thuế môn bài sau khi thành lập doanh nghiệp của Luật Ánh Sáng Việt, chúng tôi sẽ thay mặt bạn kê khai và nộp đầy đủ thuế cho cơ quan Nhà nước.

  • Đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống nộp: 2.000.000 đồng/năm;
  • Đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng:  3.000.000 đồng/năm.
  • Trường hợp doanh nghiệp thành lập sau ngày 1/7 thì thuế môn bài phải nộp là 50% mức thuế môn bài của cả năm.

Thời hạn nộp thuế môn bài

Năm đầu thành lập: Trong vòng 30 ngày sau khi có giấy đăng ký kinh doanh và đã nộp Tờ khai môn bài

Các năm tiếp theo: Trước ngày 30/01 hàng năm.

Phát hành Hóa đơn

Hóa đơn là chứng từ quan trọng phục vụ cho việc mua bán, giao dịch của doanh nghiệp. Do đó, sau khi thành lập doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục Thông báo phát hành hóa đơn đến Chi cục thuế quản lý để có hóa đơn sử dụng hợp pháp.

Kê khai bảo hiểm xã hội

Sau khi thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp kí kết hợp đồng với người lao động làm việc cho công ty thì trong thời hạn 30 ngày kể ngày kí kết hợp đồng lao động doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký tham gia và kê khai bảo hiểm xã hội. Hiện nay kê khai bảo hiểm xã hội qua mạng luôn là lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp, giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Khai trình sử dụng lao động lần đầu khi bắt đầu hoạt động

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, doanh nghiệp phải khai trình việc sử dụng lao động với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (nếu doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.

Số lượng người lao động khai trình không bao gồm những người đang thử việc.

Xây dựng và thông báo thang lương, bảng lương

Doanh nghiệp nhất thiết phải xây dựng Thang lương, Bảng lương của mình. Đây là cơ sở để thực hiện tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

Doanh nghiệp phải căn cứ theo Mức lương tối thiểu vùng hiện hành để quy định mức lương cho từng chức danh, công việc, nhóm công việc sao cho phù hợp với các nguyên tắc mà pháp luật quy định.

Xây dựng và đăng ký nội quy lao động

Doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì phải có Nội quy lao động bằng văn bản.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành Nội quy lao động thì doanh nghiệp phải nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký Nội quy lao động với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Sở LĐTBXH) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Thành lập công đoàn

Khi có ý nguyện thành lập Công đoàn tại doanh nghiệp (Công đoàn); thì trước tiên, những người lao động sẽ phải tổ chức Ban vận động thành lập Công đoàn tại doanh nghiệp (Ban vận động) và nên liên hệ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở gần nhất hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ việc thành lập Công đoàn.

Điều kiện để có thể thành lập Công đoàn là phải có ít nhất 05 đoàn viên Công đoàn Việt Nam; hoặc, phải có ít nhất 05 người lao động có đơn tự nguyện xin gia nhập Công đoàn Việt Nam.

Trên đây là nội dung tư vấn về các bước sau thành lập doanh nghiệp 2020. Liên hệ ngay với Legalzone để được tư vấn và hỗ trợ.

Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục