Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Thủ tục đăng ký doanh nghiệp tư nhân

Thủ tục đăng ký doanh nghiệp tư nhân

Luật doanh nghiệp 2020 có hiệu lực, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân được quy định như thế nào? Legalzone tìm hiểu và phân tích  cụ thể bằng bài viết dưới đây.

Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân 

thủ tục đăng ký doanh nghiệp tư nhânKhái niệm doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Đây là một trong những loại hình doanh nghiệp đơn giản theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, không phải vì nó là mô hình đơn giản mà bỏ qua các vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không nắm rõ những quy định, điều kiện khi thành lập công ty sẽ gặp không ít trở ngại cũng như dễ bị vi phạm quy định pháp luật. Dưới đây là một số điều kiện cần có khi doanh nghiệp mở công ty tư nhân bao gồm những điều kiện chung và riêng.

Trình tự Thủ tục đăng ký doanh nghiệp tư nhân

*Trường hợp đăng ký trực tiếp:

– Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và thanh toán lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh (sau đây gọi tắt Phòng ĐKKD )nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

– Khi nhận hồ sơ, Phòng ĐKKD trao Giấy biên nhận. Trường hợp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng ĐKKD cấp GCNĐKDN.

– Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là GCNĐKDN)  thì Phòng ĐKKD sẽ thông báo cho người thành lập doanh nghiệp biết bằng văn bản.

*Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng:

– Nhập cổng hồ sơ theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn).

– Sau khi xác nhận nộp, sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký DN qua mạng điện tử.

– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ -> Phòng ĐKKD gửi thông báo qua mạng điện tử cho DN để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

– Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp GCNĐKDN -> Phòng ĐKKD gửi thông tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số doanh nghiệp.

Sau khi nhận được mã số DN từ cơ quan thuế, Phòng ĐKKD cấp GCNĐKDN;  và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp GCNĐKDN.

*Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh:

–  Tạo Tài khoản đăng ký kinh doanh.

– Sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin; tải văn bản điện tử;  và xác thực hồ sơ đăng ký DN qua mạng điện tử

(theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về ĐKDN (https://dangkykinhdoanh.gov.vn)).

– Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký -> người thành lập doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký DN qua mạng điện tử.

– Phòng ĐKKD có trách nhiệm xem xét -> gửi thông báo qua mạng điện tử cho DN để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ.

Khi hồ sơ đã đủ điều kiện cấp GCNĐKDN-> Phòng ĐKKD gửi thông tin sang cơ quan thuế để tạo mã số doanh nghiệp.

Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế-> Phòng ĐKKD thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp về việc cấp GCNĐKDN.

– Sau khi nhận được thông báo về việc cấp GCNĐKDN-> người đại diện theo pháp luật nộp một bộ hồ sơ bằng bản giấy;  kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký DN trực tiếp qua mạng điện tử -> Phòng ĐKKD  hoặc nộp qua đường bưu điện.

– Sau khi nhận được hồ sơ bằng bản giấy, Phòng ĐKKD  đối chiếu với hồ sơ doanh nghiệp đã gửi qua mạng điện tử và trao GCNĐKDN nếu hợp lệ.

– Nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc cấp GCNĐKDN mà Phòng ĐKKD không nhận được hồ sơ bằng bản giấy thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.

Cách thức thực hiện

Người thành lập DN ; hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký DN nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng ĐKKD nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;

Hoặc Người đại diện theo pháp luật nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn).

Thành phần hồ sơ, bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định 78/2015/NĐ-CP của chủ doanh nghiệp tư nhân.

– Bản chính GCNĐKKD hộ kinh doanh; và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế

(trường hợp ĐKTLDN trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh).

*Trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục ĐKDN thì:

– Người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân.

– Bản sao hợp lệ HĐCCDV với tổ chức làm dịch vụ và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục đó; hoặc

– Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.

Các văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết:

– Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử:

Nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc cấp GCNĐKDN mà Phòng ĐKKD không nhận được hồ sơ bằng bản giấy thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.

– Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lệ phí:

– 50.000 đồng/lần, nộp tại thời điểm nộp hồ sơ nếu đăng ký trực tiếp (Thông tư 47/2019/TT-BTC).

– Miễn lệ phí đối với trường hợp đăng ký qua mạng điện tử;  đăng ký thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh (Thông tư 47/2019/TT-BTC).

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân (Phụ lục I-1, Nghị định 122/2020/NĐ-CP).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục:

– Hồ sơ đăng ký DN qua mạng điện tử là hợp lệ khi:

+ Có đầy đủ các giấy tờ; và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định như hồ sơ bằng bản giấy;  và được chuyển sang dạng văn bản điện tử. Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ bằng bản giấy.

+ Các thông tin đăng ký doanh nghiệp được nhập đầy đủ;  và chính xác theo thông tin trong các văn bản điện tử.

+ Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử phải được xác thực bằng chữ ký số công cộng;  hoặc Tài khoản đăng ký kinh doanh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp được cấp GCNĐKDN khi có đủ các điều kiện sau:

+ Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

+ Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 38; 39; 40 và 42 Luật Doanh nghiệp, lưu ý một số quy định như:

Tên bao gồm hai thành tố (loại hình + tên riêng); những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp; tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp; tên trùng và tên gây nhầm lẫn.

+ Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ.

+ Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.

Trên đây, là toàn bộ những phân tích các quy định về thủ tục đăng ký doanh nghiệp tư nhân theo luật doanh nghiệp 2020 của Legalzone. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ để được giải đáp.

Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục