Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Tổng hợp văn bản pháp luật về nhận nuôi con nuôi

Tổng hợp văn bản pháp luật về nhận nuôi con nuôi

Nuôi con nuôi là môt hành động đẹp, ý nghĩa. Tuy nhiên trong quá trình nhận nuôi con nuôi, thủ tục vẫn còn nhiều vướng mắc. Do đó, hôm nay, công ty Luật Legalzone sẽ tổng hợp văn bản pháp luật về nhận nuôi con nuôi cho các bạn theo dõi. Từ đó phần nào giúp các bạn nắm được kiến thức cơ bản về nhận nuôi con nuôi.

Khái niệm về nuôi con nuôi

Nuôi con nuôi là việc một người đã trưởng thành (hoặc một cặp vợ chồng có quan hệ hôn nhân hợp pháp) nhận một hay nhiều trẻ em không do mình trực tiếp sinh ra làm con. Việc nhận nuôi con nuôi làm phát sinh quan hệ cha, mẹ – con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi, tức là kể từ thời điểm nhận con nuôi, người nhận con nuôi có tư cách là cha, mẹ của trẻ em được nhận làm con nuôi.

Công ước Lahay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trên lĩnh lực con nuôi quốc tế quy định “khi một trẻ em thường trú ở một Quốc gia ký kết (Nước gốc) đã, đang hoặc sẽ được chuyển đến một Quốc gia ký kết khác (Nước nhận) sau khi đã được một cặp vợ chồng hay một người thường trú ở Quốc gia nhận làm con nuôi thì phải áp dụng Công ước này”.

Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định: nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Cha, mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký. Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.

Quan hệ gia đình, quan hệ cha, mẹ – con giữa người nhận nuôi con nuôi với người được nhận làm con nuôi được hình thành từ quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc và phải được nhà nước công nhận.

Tổng hợp văn bản pháp luật về nhận nuôi con nuôi

Căn cứ pháp lý:
Số ký hiệu Trích yếu Ngày ban hành Cơ quan ban hành
52/2010/QH12 Luật  nuôi con nuôi 2010 17-06-2010 Quốc Hội
19/2011/NĐ-CP Nghị định số 19/2011/CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi 21-03-2011 Chính phủ
114/2016/NĐ-CP Nghị định 114/2016/CP Quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài. 08-07-2016 Chính phủ
267/2016/TT-BTC Thông tư 267/2016/TTBTC Hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác nuôi con nuôi 14-11-2016 Bộ Tài chính
24/2019/NĐ-CP Nghị định số 24/2019/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi 05-03-2019 Thủ tướng Chính phủ
10/2020/TT-BTP Thông tư 10/2020/TTBTP Ban hành, hướng dẫn việc ghi chép, sử dụng, quản lý và lư trữ Sổ, mẫu giấy tờ, hồ sơ nuôi con nuôi. 28-12-2020

Yêu cầu, điều kiện thực hiện

Người nhận con nuôi phải có đủ điều kiện sau:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên – không áp dụng đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú bác ruột nhận cháu làm con nuôi;

– Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi – không áp dụng đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu,dì, chú bác ruột nhận cháu làm con nuôi;

– Có tư cách đạo đức tốt.

Các trường hợp không được nhận con nuôi

– Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

– Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

– Đang chấp hành hình phạt tù;

– Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Trẻ em được nhận làm con nuôi phải có đủ các điều kiện sau:

+ Là trẻ em dưới 16 tuổi; nếu trẻ em thuộc trường hợp được cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi thì đến dưới 18 tuổi;

+) Trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em không nơi nương tựa;

+) Một người chỉ được làm con của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

Nếu có bất kỳ thắc mắc, vui lòng liên hệ tới Công ty Luật Legalzone

Hotline: 0888889366

Cài đặt ứng dung https://thutucphapluat.vn/ để cập nhật nhiều kiến thực luật hơn mỗi ngày.

Từ khóa: nuôi con nuôi
Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục