Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Dịch vụ môi trường – Công ty Luật Legalzone

Dịch vụ môi trường – Công ty Luật Legalzone

Luật bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực, bạn đang cần tìm một đơn vị thực hiện các dịch vụ môi trường uy tín, chuyên nghiệp. Legalzone xin gửi đến bạn đọc một số phân tích về yêu cầu của dịch vụ môi trường như sau:

Dịch vụ môi trường

Dịch vụ môi trường là gì?

Theo Khoản 1 Điều 144 Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Có hiệu lực từ 01/01/2022) quy định về phát triển dịch vụ môi trường, trong đó:

Dịch vụ môi trường là ngành kinh tế cung cấp dịch vụ đo lường, kiểm soát, hạn chế, phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; xử lý chất thải, các chất ô nhiễm khác; bảo tồn đa dạng sinh học và các dịch vụ khác có liên quan.

Như vậy, có thể hiểu đơn giản dịch vụ môi trường là những dịch vụ được cung cấp nhằm giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế, giảm thiểu, khắc phục hoặc xử lý các tác động xấu đến môi trường, qua đó bảo vệ môi trường sống của con người một cách có hiệu quả hơn.

Một số thành phần có trong dịch vụ môi trường mà các doanh nghiệp cần biết:

  • Hồ sơ môi trường cần thiết
  • Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
  • Kế hoạch bảo vệ môi trường (thay thế cam kết BVMT)
  • Lập cam kết bảo vệ môi trường
  • Đề án bảo vệ môi trường chi tiết
  • Đề án bảo vệ môi trường đơn giản
  • Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại
  • Báo cáo giám sát môi trường
  • Giấy phép khai thác nước ngầm
  • Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
  • Xác nhận hoàn thành công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
  • Báo cáo quan trắc môi trường.
  • Quan trắc và đo kiểm môi trường lao động

Legalzone cung cấp dịch vụ

Tư vấn môi trường

  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường DTM
  1. Khuyến khích quy hoạch thấp hơn.
  2. Tiết kiệm thời gian và tiền trong vững mạnh trong khoảng thời gian dài.
  3. Giúp Nhà nước, các cơ sở vật chất và cùng đồng với mối liên hệ chặt chẽ hơn.
  • Vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải
  1. Xây dựng các công trình xử lý chất thải theo giấy phép môi trường;
  2. lập hồ sơ hoàn thành công trình
  3. có quy trình vận hành bảo đảm đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường
  4. Lắp đặt các thiết bị quy định tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
  • Giấy phép môi trường
  1. Giấy phép xả khí thải
  2. Giấy phép xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường
  3. Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
  4. Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
  5. Giấy xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.
  6. Sổ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại.
  7. Giấy chứng nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu.

Quan trắc môi trường và lập Báo cáo công tác bảo vệ môi trường

  • Đo kiểm Môi trường lao động
  • Kiểm toán môi trường
  • Kiểm kê khí nhà Kính
  • Bảo trì và vận hành
  • Dịch vụ vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải
  • Dịch vụ vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
  • Dịch vụ bảo trì và vận hành hệ thống xử lý nước thải y tế
  • Dịch vụ bảo trì và vận hành hệ thống xử lý nước thải công nghiệp

Thiết kế và thi công

  • Xử lý nước thải
  • Xử lý khí thải
  • Xử lý nước cấp

Chính sách của nhà nước

Chính sách phát triển thị trường dịch vụ môi trường

Khoản 2 Điều 144 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định Nhà nước có chính sách phát triển thị trường dịch vụ môi trường; thúc đẩy tự do hóa thương mại đối với dịch vụ môi trường theo lộ trình phù hợp với cam kết quốc tế; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, cung cấp dịch vụ môi trường.

Trong đó, tự do hóa thương mại là loại bỏ hoặc giảm bớt các hạn chế hoặc rào cản đối với trao đổi hàng hóa tự do giữa các quốc gia. Những rào cản này bao gồm thuế quan, chẳng hạn như thuế và các phụ phí; các khoản không phải thuế quan, chẳng hạn như các qui tắc được cấp phép và hạn ngạch.

Phát triển dịch vụ môi trường là việc sử dụng những biện pháp tác động để làm tăng số lượng và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ môi trường, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ môi trường của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội và tạo điều kiện để cho họ thực hiện tốt nghĩa vụ về bảo vệ môi trường.

Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ môi trường

Nội dung này được quy định chi tiết tại khoản 3 Điều 144 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Theo đó, Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ môi trường trong các lĩnh vực sau đây:

a) Thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải;

b) Quan trắc, phân tích môi trường, đánh giá tác động môi trường;

c) Cải tạo, phục hồi môi trường, hệ sinh thái các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái;

d) Tư vấn, chuyển giao công nghệ sản xuất thân thiện môi trường, công nghệ môi trường; công nghệ tiết kiệm năng lượng, sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo;

đ) Tư vấn, đào tạo, cung cấp thông tin về môi trường; năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng;

e) Giám định về môi trường đối với hàng hóa, máy móc, thiết bị, công nghệ;

g) Giám định thiệt hại về môi trường, đa dạng sinh học; giám định các chất ô nhiễm có tác động trực tiếp đến sức khỏe con người;

h) Các dịch vụ khác về bảo vệ môi trường.

Dịch vụ môi trường

Chi trả dịch vụ môi trường là gì?

Chi trả dịch vụ môi trường/hay dịch vụ hệ sinh thái là việc người mua (người sử dụng) được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường phải trả tiền dịch vụ cho người bán (người cung ứng). Về bản chất, chi trả dịch vụ môi trường, thể hiện mối quan hệ kinh tế giữa người sử dụng các dịch vụ môi trường và người cung ứng các dịch vụ môi trường. Đây là cơ chế chi trả dựa trên nguyên tắc người được hưởng lợi phải chi trả bằng tiền cho các lợi ích hay dịch vụ mà người đó tiếp nhận.  Như vậy, cũng có thể nói, chi trả dịch vụ môi trường là một công cụ kinh tế nhằm bảo vệ môi trường một cách bền vững, trong đó người sử dụng dịch vụ môi trường phải chi trả cho người cung cấp dịch vụ môi trường trên cơ sở giao dịch tự nguyện.

Vai trò của chi trả dịch vụ môi trường (viết tắt là PES)

Môi trường là một lĩnh vực rộng lớn, bao trùm cuộc sống của tất cả các cá nhân và cộng đồng trong xã hội, ảnh hưởng của môi trường không loại trừ bất kỳ một cá nhân hay một cộng đồng nào, do vậy, những dịch vụ mà môi trường mang lại là dành cho toàn xã hội. Chi trả dịch vụ môi trường đóng vai trò là một cơ chế nhằm tạo lợi ích cho các cá nhân và các cộng đồng bảo vệ dịch vụ môi trường bằng cách bồi hoàn cho họ khoản chi phí phát sinh từ việc quản lý và cung cấp các dịch vụ môi trường. Cụ thể:

Thứ nhất, PES tạo ra nguồn tài chính bền vững và lâu dài.

 PES được coi là một công cụ kinh tế hữu hiệu cho hoạt động bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học. So với các công cụ kinh tế khác như thuế tài nguyên hay các khoản phí nước thải, phí xả thải thì PES thay vì dựa trên cơ chế “người gây ô nhiễm phải trả tiền” thì PES dựa trên cơ chế “người hưởng lợi phải trả tiền” và cơ chế “sẵn lòng chi trả”. Điều này sẽ tạo nên một cơ chế tự nguyện chi trả từ phía người sử dụng dịch vụ đến người cung cấp dịch vụ môi trường. Trong điều kiện kinh phí dành cho hoạt động bảo vệ môi trường ngày càng đòi hỏi lớn hơn trong khi ngân sách nhà nước có hạn thì PES được coi là một giải pháp đột phá để tạo nguồn thu cho hoạt động bảo vệ môi trường. Các hợp đồng chi trả PES đã tạo ra một nguồn thu mới cho các hoạt động quản lý, phục hồi, bảo tồn và sử dụng đất bền vững, qua đó tăng cường tiềm năng quản lý hệ sinh thái bền vững. Theo đó, PES sẽ hỗ trợ việc thực hiện mục tiêu của Công ước Bảo tồn Đa dạng sinh học, nhằm chặn đứng và giảm tốc độ suy giảm đa dạng sinh học.

PES không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho người cung cấp dịch vụ môi trường mà nó còn mang lại lợi ích bền vững cho cả đối tượng sử dụng dịch vụ môi trường và toàn xã hội. Bởi việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và hệ sinh thái bền vững mang lại cả lợi ích kinh tế lẫn nhiều lợi ích khác cho toàn xã hội… Trong nhiều trường hợp, việc tham gia vào các dự án PES sẽ góp phần nâng cao hình ảnh cho các doanh nghiệp, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh bền vững, đặc biệt cơ hội kinh doanh, hợp tác với các đối tác nước ngoài.

Thứ hai, PES có tác động lớn đến bảo vệ môi trường.

PES tạo ra một khoản thu không nhỏ cho người cung cấp dịch vụ môi trường và đó là một động lực to lớn để các cộng đồng dân cư, các cá nhân gìn giữ và bảo vệ môi trường. Đồng thời khiến người thụ hưởng dịch vụ môi trường có ý thức gìn giữ và bảo vệ môi trường hơn vì họ phải trả tiền cho những dịch vụ môi trường đó (thay vì sử dụng một cách miễn phí khi PES chưa được áp dụng khiến cho môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, đa dạng sinh học bị phá vỡ). Việc hình thành PES sẽ góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính, giảm ô nhiễm nguồn nước và vùng đất ngập nước, và giảm các mối đe dọa đến sinh cảnh các loài có nguy cơ tuyệt chủng trên toàn cầu.

Các chương trình PES khi được áp dụng đặc biệt có ý nghĩa trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về các giá trị mà hệ sinh thái mang lại, điều đó sẽ tạo nên sự thay đổi trong các mô thức tiêu dùng cũng như trong các phương thức sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường.

Thứ ba, PES có tác động tích cực đến sinh kế, các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội.

PES có thể tạo ra nhiều cơ hội cho người có thu nhập thấp nâng cao mức thu nhập của mình bằng cách phục hồi và bảo tồn hệ sinh thái. Thậm chí nếu khoảng chi trả này chỉ ở một mức độ khiêm tốn thì nó vẫn là nguồn thu ổn định trong nhiều năm và trong một số hoàn cảnh nhất định nó là một nguồn thu nhập rất có ý nghĩa bổ sung cho thu nhập thực tế của người có thu nhập thấp. Các chương trình PES tại các quốc gia như Costa Rica, Mexico, Hoa Kỳ, Ecuador đều mang lại kết quả góp phần giảm nghèo, tạo sinh kế ổn định cho một bộ phận dân cư. PES cũng tạo sự công bằng trong tiếp cận các thông tin môi trường thông qua cơ chế những người sử dụng dịch vụ môi trường phải chi trả cho người cung cấp dịch vụ môi trường bằng các thỏa thuận tự nguyện. Theo đó, bản thân người cung cấp dịch vụ môi trường phải được tiếp cận thông tin môi trường đầy đủ để tránh việc bị chi trả dưới giá thị trường cho các dịch vụ mình cung cấp. Trong thực tế, thông qua các chương trình PES, người dân đã được tăng cường tiếp cận các thông tin môi trường và hệ thống pháp luật về lĩnh vực tài nguyên và môi trường. PES cũng tạo sự bình đẳng xã hội khi người nghèo có cơ hội được tiếp cận với y tế, giáo dục và các giá trị văn hóa, giải trí khác thông qua việc nâng cao thu nhập và các chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng.

PES góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của dịch vụ môi trường được cung cấp, cải thiện sinh kế bền vững cho những người cung cấp dịch vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống toàn xã hội.

Ngoài ra, cơ chế PES còn góp phần hình thành thị trường giá cả cho các dịch vụ môi trường thông qua việc lượng giá giá trị các dịch vụ môi trường được cung cấp, quan hệ mua bán, trao đổi giữa người hưởng lợi từ hệ sinh thái (người mua) và người cung cấp dịch vụ môi trường (người bán), từ đó hình thành thị trường chi trả dịch vụ môi trường và tạo ra nguồn tài chính bền vững để duy trì các chức năng của hệ sinh thái nhằm cung cấp các dịch vụ môi trường và phát triển bền vững.

Vì sao cần có dịch môi trường ?

Xã hội phát triển, đô thị hóa tăng lên, đồng nghĩa với việc môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Con người là nguyên nhân trong các hoạt động sản xuất và sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường.

Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe dọa trực tiếp đến sự phát triển kinh tế – xã hội, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội.

Dịch vụ môi trường ra đời, nhắm giúp các doanh nghiệp nắm vững các vấn đề liên quan, đến môi trường, và định hướng cho sự phát triển của công ty.

Dịch vụ môi trường

Tư vấn, hỗ trợ khách hàng

Đơn vị dịch vụ thực hiện các thủ tục trên: tại Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc các Bộ khác; hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh; hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường.

Hỗ trợ tư vấnQuyền lợi khách hàng
– Tư vấn, giải đáp thắc mắc liên quan đến các quy định môi trường
– Cung cấp thông tin, văn bản môi trường mới nhất
– Tư vấn cụ thể từng dự án Đúng – Linh hoạt – Hiệu quả
– Hướng dẫn cách xử lý trong một số trường hợp liên quan đến cơ quan nhà nước
– Tư vấn theo đúng quy trình, thời gian cụ thể, linh động đối với mỗi dự án
– Hỗ trợ mọi lúc trong việc tiếp xúc và giải quyết vấn đề.                                                                 
– Theo dõi, giám sát tiến trình thực hiện, nắm bắt công việc chuyên viên môi trường đang thực hiện.
– Được tư vấn cụ thể và chi tiết để lựa chọn phương án Phù hợp – khả thi – hiệu quả – Tiết kiệm
– Được hướng dẫn công việc cần thực hiện cụ thể
– Nhận được Kế hoạch bảo vệ môi trường có xác nhận đúng hạn
– Được hỗ trợ, tư vấn trong suốt quá trình thực hiện và sau khi đã nhận báo cáo, giấy xác nhận. Khách hàng đề xuất mong muốn, ý kiến, đánh giá về chất lượng dịch vụ để được giải quyết thỏa đáng nhất.
Phạm vi tư vấn môi trường Legalzone

Lợi ích khách hàng:

Chủ đầu tưBan quản lý dự án, công ty tư vấn thiết kế xây dựng
– Nắm rõ các quy định môi trường
– Lựa chọn phương án thực hiện công tác bảo vệ môi trường Phù hợp – khả thi – hiệu quả – Tiết kiệm
– Dự báo được tác động môi trường đối với dự án sắp xây dựng
– Có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án xử lý chất thải
–  Có kế hoạch giám sát môi trường định kỳ để đề phòng, ứng phó kịp thời
– Góp phần bảo vệ môi trường, tạo hình ảnh đẹp cộng đồng và khách hàng, đối tác
– Thực hiện đúng quy định môi trường của nhà nước
– Doanh nghiệp phát triển bền vững khi được đánh giá cao từ đối tác lớn.
– Được tư vấn chính xác, đầy đủ, đúng chuyên môn  
– Tăng uy tín với chủ đầu tư vì thực hiện đúng, đủ, tiết kiệm
– Tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân công thực hiện, kiểm tra, chỉnh sửa.
Lợi ích khách hàng Legalzone

Cam kết dịch vụ Legalzone

Là một đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn môi trường, chúng tôi luôn hoàn thiện và mang đến cho khách hàng một dịch vụ tối ưu nhất về các vấn đề sau:

  • Giải pháp tiết kiệm chi phí- phù hợp nhất và không phát sinh chi phí
  • Báo giá rõ ràng và công khai
  • Cung cấp đầy đủ các thủ tục – hồ sơ pháp lý theo đúng quy định của Luật bảo vệ môi trường
  • Thực hiện các hồ sơ về môi trường theo đúng quy định, nhanh chóng đúng theo thời gian quy định pháp luật, đảm bảo tiến độ cho doanh nghiệp.
  • Các hồ sơ được hướng dẫn chuyên nghiệp, giải đáp các yêu cầu pháp lý về môi trường, tiết kiệm thời gian.
  • Cập nhật nhanh nhất và chính xác nhất về các điều luật, nghị định mới nhất
  • Hỗ trợ khách hàng 24/24 với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình nhất

Dịch vụ Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Dịch vụ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường:

“Điều 30 Luật bảo vệ môi trường 2020 quy định:

1. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:

a) Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;

b) Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này.

2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.”

Trình tự thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Bước 1: Khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn.

Bước 2: Điều tra, khảo sát, thu nhập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế, xã hội khu vực thực hiện dự án.

Bước 3: Khảo sát, thu mẫu, đo đạc. Thực hiện phân tích các mẫu không khí, mẫu nước, mẫu đất trong và xung quanh khu vực dự án.

Bước 4: Xác định các yếu tố vi khí hậu trong khu vực dự án.

Bước 5: Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án.

Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường:

Điều 32 Luật bảo vệ môi trường 2020 quy định:

a) Xuất xứ của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư; căn cứ pháp lý, kỹ thuật; phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng (nếu có);

b) Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;

c) Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường;

d) Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, đa dạng sinh học; đánh giá hiện trạng môi trường; nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư; thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án đầu tư;

đ) Nhận dạng, đánh giá, dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư đến môi trường; quy mô, tính chất của chất thải; tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hóa và yếu tố nhạy cảm khác; tác động do giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có); nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án đầu tư;

e) Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải;

g) Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác của dự án đầu tư đến môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có); phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có); phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;

h) Chương trình quản lý và giám sát môi trường;

i) Kết quả tham vấn;

k) Kết luận, kiến nghị và cam kết của chủ dự án đầu tư.

Căn cứ theo Luật bảo vệ môi trường 2020 thì các công việc mà doanh nghiệp cần thực hiện như sau:

1Thu thập và tổng hợp thông tin dự án
2 Khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế – xã hội, địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn khu vực thực hiện dự án.
3 Tham vấn ý kiến cộng đồng: tổ chức tham vấn ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án.
4Quan trắc hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án: môi trường không khí, nước thải, nước mặt, nước ngầm, đất.
5Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực dự án, thay đổi về tự nhiên và kinh tế xã hội liên quan đến dự án, mức độ tác động và ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm đến yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực.
6Xác định nguồn gây ô nhiễm của dự án, xác định chất thải phát sinh từ hoạt động của dự án bằng phương pháp thu thập, thống kê, phân tích, đánh giá.
7Đề ra biện pháp giảm thiểu ổ nhiễm, phương án xử lý thải, phương án quản lý môi trường và dự phòng sự cố môi trường trong giai đoạn xây dựng và vận hành.
8Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường cho dự án.
9Soạn thảo hồ sơ, báo cáo trình nộp cơ quan chức năng có thẩm quyền
10Lập hội đồng thẩm định, bảo vệ trước hội đồng.
11Chỉnh sửa báo cáo theo ý kiến của Hội đồng thẩm định.
12Trình nộp lại sau khi chỉnh sửa.
13Nhận quyết định Phê duyệt từ cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Hồ Sơ cần cung cấp:

Giấy tờ pháp lýBản vẽ
– Giấy phép đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh
– Giấy phép sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất hoặc giấy có giá trị pháp lý tương đương
– Hợp đồng đấu nối (tiếp nhận) hoặc biên bản thỏa thuận đấu nối nước thải vào khu công nghiệp.
– Thuyết minh dự án đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương của dự án.
– Các quyết định hoặc văn bản liên quan đầu tư dự án
– Báo cáo khảo sát địa chất công trình
– Bản vẽ mặt bằng tổng thể  
– Bản vẽ phân khu chức năng
– Bản vẽ thoát nước mưa
– Bản vẽ thoát nước thải
– Bản vẽ thiết kế hệ thống xử lý nước thải
– Bản vẽ mặt cắt đứng
– Bản vẽ hiện trạng vị trí
– Các bản vẽ khác.

Báo giá dịch vụ Môi Trường

Chi phí dịch vụ bao gồm:

  • Công tác thu thập tài liệu, số liệu (Gồm: Thu thập tài liệu, thông tin; Công tác tham vấn cộng đồng; Khảo sát và phân tích chất lượng môi trường tự nhiên)
  • Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) (Gồm: Mô tả dự án; Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực dự án; Đánh giá tác động môi trường; Chuyên đề các giải pháp giảm thiểu những tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; Chuyên đề chương trình quản lý và giám sát môi trường; Chuyên đề cam kết bảo vệ môi trường; Chuyên đề Tham vấn ý kiến cộng đồng; Viết báo cáo tổng hợp; Báo cáo tóm tắt; Lập bản đồ vị trí lấy mẫu)
  • Chi phí khác (Gồm: Chi phí thẩm định, báo cáo, kiểm tra hiện trường; Chi phí khác (ảnh tư liệu, báo cáo,…)

Hãy liên hệ Legalzone để được tư vấn và báo giá chi tiết. 0888889366

Một số hình ảnh kết quả:

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trên đây, là toàn bộ nhưng phân tích của Legalzone về vấn đề “dịch vụ môi trường” mà bạn đọc cần quan tâm khi lựa chọn đơn vị uy tín để thực hiện.  Để thêm thông tin chi tiết và được hướng dẫn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được kịp thời tư vấn. Xin cảm ơn!

Liên hệ Legalzone:

———————————-

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Webside: https://legalzone.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultancy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultancy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultancy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục