Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Đối tượng lập phương án cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản

Đối tượng lập phương án cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản

Sau khai thác môi trường thì cần phải có phương án cải tạo, phục hồi môi trường, đặc biệt là sau khi khai thác khoáng sản. Vậy nội dung, đối tượng của phương án này là gì? Hãy tham khảo bài viết sau đây.

Phương án cải tạo, phục hồi môi trường là gì?

Phương án cải tạo, phục hồi môi trường là các giải pháp nhằm cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Đối tượng lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản

Các đối tượng phải lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bao gồm:

a) Các dự án khai thác khoáng sản được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường sau thời điểm Nghị định 40/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (phương án là một phần trong báo cáo đánh giá tác động môi trường);

b) Cơ sở khai thác khoáng sản đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường trước thời điểm Nghị định 40/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành nhưng chưa có phương án được phê duyệt.

Tham khảo thêm: Quy định về ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất

Nội dung của phương án trong khai thác khoáng sản

Điều 6 Nghị định 19/2015/NĐ-C (sửa đổi tại Nghị định 40/2019/NĐ-CP), nội dung của phương án gồm:

– Các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường; phân tích, đánh giá, lựa chọn giải pháp tốt nhất để cải tạo, phục hồi môi trường.

– Danh mục, khối lượng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường đối với giải pháp lựa chọn.

– Kế hoạch thực hiện; phân chia kế hoạch thực hiện theo từng năm, từng giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường; chương trình quản lý và giám sát môi trường trong thời gian cải tạo, phục hồi môi trường; kế hoạch kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án.

– Bảng dự toán kinh phí để tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường cho từng hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường; các khoản tiền ký quỹ theo lộ trình.

phương án cải tạo phục hồi môi trường

Thẩm quyền phê duyệt phương án trong khai thác khoáng sản

– Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi đối với các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 18/2015/NĐ-CP được thực hiện theo thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

– Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi của các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định 18/2015/NĐ-CP, thẩm quyền thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường được thực hiện như sau:

+ Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi đối với các dự án khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo phục hồi đối với các dự án khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Xem thêm Bảo vệ môi trường là gì? Phân tích hiện trạng bảo vệ môi trường

Hướng dẫn nội dung cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản

Nội dung hướng dẫn cải tạo, phục hồi môi trường quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 25/2019/TT/BTNMT hướng dẫn Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

Một số yêu cầu bổ sung là:

  1. Lựa chọn cây trồng để phục hồi môi trường phải lựa chọn loài cây, giống cây phù hợp với điều kiện sống ở địa phương, có giá trị kinh tế cao;
  1. Cải tạo moong khai thác thành hồ chứa nước, yêu cầu phải đảm bảo khả năng chứa nước, lưu thông nước; đảm bảo mục đích phục vụ nuôi trồng thủy sản hoặc cung cấp nước sinh hoạt;
  2. Trong quá trình bóc tầng đất phủ bề mặt trước khi tiến hành khai thác phải lưu giữ lại tầng đất phủ bề mặt để phục vụ công tác cải tạo, phục hồi môi trường;
  3. Việc duy tu, bảo trì công trình cải tạo, phục hồi môi trường hoặc công tác trồng dặm, chăm sóc cây yêu cầu tối thiểu 3 năm, tỷ lệ trồng dặm yêu cầu từ 10-30 % mật độ cây trồng. Đối với các công trình cải tạo, phục hồi môi trường của các mỏ khai thác có nguy cơ phát sinh dòng thải axit và các mỏ phóng xạ, công tác duy tu, bảo trì công trình xác định theo từng phương án.
Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục