Quyết định 99/QĐ-TANDTC 2022 Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật
Thuộc tính văn bản | |||
---|---|---|---|
Số ký hiệu: | Đang cập nhật | Ngày ban hành: |
28/04/2022
|
Loại văn bản: |
Quyết định
| Ngày có hiệu lực: | Đang cập nhật |
Nguồn thu thập |
Đang cập nhật
| Ngày đăng công báo |
Đang cập nhật
|
Cơ quan ban hành |
Toà án nhân dân tối cao
| ||
Người ký |
Nguyễn Văn Tiến
| ||
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 99/QĐ-TANDTC |
Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2022
___________
CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Quyết định số 04/QĐ-HĐPH ngày 12 tháng 01 năm 2022 của Hội đồng phối hợp, phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương phê duyệt Kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp, phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương năm 2022;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2022.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh án Tòa án quân sự Trung ương, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chánh án Tòa án nhân dân quận huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. CHÁNH ÁN Nguyễn Văn Tiến |
KẾ HOẠCH
PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NĂM 2022
(Ban hành kèm theo Quyết định số 99/QĐ-TANDTC ngày 28 tháng 4 năm 2022 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
– Thực hiện có hiệu quả các văn bản của Ban Bí thư Trung ương Đảng về phổ biến, giáo dục pháp luật (Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09-12-2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Kết luận số 04-KL/TW ngày 19-4-2011 về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW); Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành; Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW; Quyết định số 21/2021/QĐ-TTg ngày 21/6/2021 quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật và Quyết định số 04/QĐ-HĐPH ngày 12 tháng 01 năm 2022 của Hội đồng phối hợp, phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương phê duyệt Kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp, phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương năm 2022.
– Gắn việc phổ biến, giáo dục pháp luật với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân.
2. Yêu cầu
a) Quán triệt và thực hiện đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, quy định của pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật.
b) Bám sát và thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phát huy vai trò tham mưu, tư vấn của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật; chú trọng việc lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử, kết hợp để sử dụng nguồn lực tiết kiệm, hiệu quả, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay. Trong đó, quan tâm, chú trọng đến nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Tiếp tục xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật; quán triệt, tổ chức thực hiện các nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trong năm 2022
a) Ở Trung ương:
– Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Văn phòng Toà án nhân dân tối cao và Vụ Tổng hợp.
– Đơn vị phối hợp: Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao; các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp.
– Thời gian thực hiện: Năm 2022.
b) Ở địa phương:
– Đơn vị chủ trì: Các Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
– Đơn vị phối hợp: Các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp.
– Thời gian thực hiện: Năm 2022.
2. Tổ chức quán triệt, phổ biến, nội dung các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành (Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Nghị quyết, Thông tư, án lệ…) bằng nhiều hình thức như tập huấn, giải đáp, tuyên truyền trực tiếp, gián tiếp …
a) Ở Trung ương:
– Đơn vị chủ trì: Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
– Đơn vị phối hợp: Cơ quan thông tin và truyền thông, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
– Thời gian thực hiện: Năm 2022.
b) Ở địa phương:
– Đơn vị chủ trì: Các Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
– Đơn vị phối hợp: Cơ quan thông tin và truyền thông và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
– Thời gian thực hiện: Năm 2022.
3. Tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật chào mừng các ngày lễ lớn của dân tộc
a) Ở Trung ương:
– Đơn vị chủ trì: Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao, Tạp chí Tòa án nhân dân, Báo Công lý, Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học và Vụ Tổng hợp.
– Đơn vị phối hợp: Cơ quan thông tin và truyền thông, Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
– Thời gian thực hiện: Năm 2022.
b) Ở địa phương:
– Đơn vị chủ trì: Các Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
– Đơn vị phối hợp: Cơ quan thông tin và truyền thông và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
– Thời gian thực hiện: Năm 2022.
4. Hướng dẫn triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022
– Đơn vị chủ trì: Vụ Tổng hợp, Văn phòng Toà án nhân dân tối cao, Vụ Thi đua Khen thưởng và Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học.
– Đơn vị phối hợp: Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao; các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp.
– Thời gian thực hiện: Trước tháng 11 năm 2022.
5. Xây dựng các chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin báo chí
– Đơn vị chủ trì: Văn phòng (Cổng Thông tin điện tử) Tòa án nhân dân tối cao, Báo công lý, Tạp chí Tòa án nhân dân.
– Đơn vị phối hợp: Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp.
– Thời gian thực hiện: Năm 2022.
6. Xây dựng các chương trình truyền hình Tòa án nhân dân
– Đơn vị chủ trì: Báo Công lý và các đơn vị thông tin và truyền thông của Tòa án nhân dân.
– Đơn vị phối hợp: Đài Truyền hình Việt Nam, các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
– Thời gian thực hiện: Năm 2022.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm thực hiện
a) Vụ Tổng hợp và Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học là đơn vị đầu mối tham mưu giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch này; có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Tòa án nhân dân tối cao trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao chủ trì; hằng năm tổng hợp, báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kết quả thực hiện Kế hoạch và đề xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong thực hiện.
b) Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này; thường xuyên gửi văn bản và cung cấp thông tin về Vụ Tổng hợp để kịp thời theo dõi, tổng hợp, báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
2. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động tại Kế hoạch này được bố trí từ ngân sách nhà nước và dự toán trong kinh phí hoạt động hàng năm của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27-01-2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.
Văn bản mới
Văn bản xem nhiều