Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Những vấn đề cần lưu ý khi đăng ký kinh doanh

Những vấn đề cần lưu ý khi đăng ký kinh doanh

Tên doanh nghiệp là thành phần quan trọng hàng đầu khi đăng ký thành lập công ty. Legalzone xin giới thiệu đến bạn đọc Những vấn đề cần lưu ý khi đăng ký kinh doanh.

Cách tra cứu tên công ty khi đăng ký kinh doanh

Việc tìm kiếm thông tin về một doanh nghiệp đã thành lập hiện nay rất đơn giản, chỉ cần vài phút là có sẵn thông tin cơ bản. Ngoài ra, để có thêm thông tin chi tiết và quan trọng, tổ chức, cá nhân có thể gửi yêu cầu đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.

1. Quyền được cung cấp thông tin doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 33 Khoản 1 Luật Doanh nghiệp năm 2020, tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh và cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp thông tin được lưu giữ trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật và phải nộp phí theo quy định của pháp luật.

Căn cứ Điều 36 Nghị định 01/2021 / NĐ-CP; thông tin doanh nghiệp có thể được tra cứu theo các hình thức sau:

 – Thông tin được công bố miễn phí trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp:  https://dangkytinhdoanh.gov.vn.

 – Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cung cấp thông tin đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Điều 33 Khoản 1 Luật Doanh nghiệp 2020 gửi yêu cầu cung cấp thông tin đến Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc cơ quan nhà nước Việt Nam. Cung cấp thông tin cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh (có tính phí).

2. Các thông tin về doanh nghiệp được phép cung cấp

Thông tin của doanh nghiệp bao gồm những thông tin cơ bản về: tên, địa chỉ, mã số thuế…và thậm chí là cả báo cáo tài chính. Những thông tin này được cung cấp công khai, miễn phí, tuy nhiên nếu cần thu thập thông tin dưới dạng văn bản, người tra cứu phải trả phí cho cơ quan đăng ký kinh doanh, cụ thể:

STTNội dungĐơn vị tínhMức thu (nghìn đồng)
1Cung cấp thông tin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanhĐồng/Bản20
2Cung cấp thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; Cung cấp báo cáo tài chính các loại doanh nghiệpĐồng/Bản40
3Cung cấp báo cáo tổng hợp về doanh nghiệp gồm:- Báo cáo tổng hợp về người thành lập, quản lý doanh nghiệp trong 03 năm;- Báo cáo tổng hợp về lịch sử doanh nghiệp trong 03 năm;- Báo cáo tổng hợp về thông tin đăng ký doanh nghiệp mới nhất;- Báo cáo thống kê về danh sách doanh nghiệp; Báo cáo tổng hợp về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong 03 năm; Danh sách 100 doanh nghiệp theo yêu cầu; Các sản phẩm thông tin khác được xây dựng trên cơ sở chiết xuất, tổng hợp dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.Đồng/báo cáo150
4Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệpĐồng/lần100
5Cung cấp thông tin doanh nghiệp theo tài khoản từ 125 bản/tháng trở lênĐồng/tháng4500

3. Cách thức tra cứu thông tin doanh nghiệp trên toàn quốc

3.1. Tra cứu thông tin doanh nghiệp trên mạng quốc gia

Bước 1: Truy cập vào Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn

Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp
Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp

Bước 2: Nhập mã số thuế/mã số doanh nghiệp hoặc tên doanh nghiệp vào ô tìm kiếm ở góc trái trên cùng rồi click vào nút tìm kiếm

Bước 3: Sau khi ấn vào nút tìm kiếm, kết quả sẽ hiện ra chứa tên doanh nghiệp cần tìm.

Nếu tìm theo mã số thuế/mã số doanh nghiệp sẽ hiển thị kết quả chính xác doanh nghiệp cần tìm.

Trường hợp tìm theo tên, kết quả hiển thị ra sẽ là các doanh nghiệp có tên giống hoặc gần giống. Bạn click vào doanh nghiệp cần tìm để xem thông tin chi tiết.

Kết quả tra cứu giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp (Ảnh minh họa) 

Kết quả sẽ bao gồm các thông tin sau đây:

– Tên doanh nghiệp; Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài; Tên doanh nghiệp viết tắt;

– Tình trạng hoạt động;

– Mã số doanh nghiệp;

– Loại hình pháp lý;

– Ngày bắt đầu thành lập;

– Tên người đại diện theo pháp luật;

– Địa chỉ trụ sở chính;

– Ngành nghề kinh doanh teho Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

3.2. Gửi công văn đến Phòng Đăng ký kinh doanh

Điều 36 Nghị định 01/2021 / NĐ-CP nêu rõ: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cung cấp thông tin đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Điều 33 Khoản 1 Luật Doanh nghiệp nộp tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia. Cơ quan đăng ký hoặc Cơ quan đăng ký công thương cấp tỉnh cung cấp thông tin.

 Vì vậy, nếu cá nhân, tổ chức muốn tìm kiếm thông tin doanh nghiệp có thể gửi đơn (đối với cá nhân) hoặc gửi (đối với tổ chức). Trong đó nêu rõ các thông tin quan trọng như: doanh nghiệp muốn thông tin, lý do cung cấp thông tin, thông tin cần cung cấp …

3.3 Tra cứu thông tin doanh nghiệp Tổng cục thuế 

Hiện nay, Tổng cục Thuế đã tích hợp tính năng tra cứu thông tin doanh nghiệp nội thuế tại địa chỉ: http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp

tra cuu thong tin doanh nghiep

Tại đây, chỉ điền thông tin về mã số thuế của doanh nghiệp, tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở, Số CMND/Căn cước công dân và mã xác nhận.

4.Tra cứu thông tin doanh nghiệp nước ngoài 

Tại đây, chỉ cần nhập tên doanh nghiệp/thương nhân, chọn Quốc gia và kèm theo một số nội dung khác, có thể tra cứu được thông tin về doanh nghiệp nước ngoài, bao gồm cả địa chỉ và ngành, nghề kinh doanh. 

 Trang tra cứu thông tin doanh nghiệp nước ngoài của Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh 

Vốn điều lệ là gì?

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Luật Doanh nghiệp 2020 cũng đã quy định cụ thể các loại tài sản được sử dụng để góp vốn vào công ty, doanh nghiệp. Theo đó, tài sản góp vốn có thể là đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng đồng Việt Nam.

Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định

  • Vốn điều lệ là tổng số vốn do chủ sở hữu, các thành viên hoặc cổ đông đã góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty.

Khái niệm “vốn pháp định” mặc dù không được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020. Nhưng trong thực tiễn chắc chắn không ít lần chúng ta bắt gặp cụm từ này. Vậy vốn pháp định là gì?

  • Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu doanh nghiệp phải có để thành lập doanh nghiệp và chỉ áp dụng cho một số ngành nghề nhất định. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Ví dụ: Muốn thành lập công ty đầu tư chứng khoán thì phải có số vốn tối thiểu là 50 tỷ đồng.

=> Điểm giống nhau: Vốn pháp định và vốn điều lệ đều là số vốn do chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông góp khi thành lập doanh nghiệp.

=> Điểm khác nhau: Vốn pháp định phải thấp hơn hoặc bằng với vốn điều lệ.

Vốn
Vốn

Vốn điều lệ của công ty cổ phần

Theo điều 112 Luật Doanh nghiệp 2020: “Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong điều lệ công ty”. Như vậy;vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký sẽ là vốn điều lệ khi các cổ đông góp đủ vốn trong thời hạn góp vốn.

Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau.

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp; cổ phần đã bán là tổng số cổ phần các loại đã được các cổ đông đăng ký mua và thanh toán đủ cho công ty.

Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong điều lệ công ty.

Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong điều lệ công ty.

Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; trừ trường hợp quy định tại khoản 4 điều 47 của Luật này.

Thời hạn góp vốn của công ty/doanh nghiệp

Chủ sở hữu/thành viên/cổ đông phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản.

Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định, thì:

  • Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này; chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày cuối cùng công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ theo quy định;
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ; tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp theo quy định. Các thành viên chưa góp vốn; hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên;
  • Công ty cổ phần phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ; trừ trường hợp số cổ phần chưa thanh toán đã được bán hết trong thời hạn này đồng thời phải đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập. Cổ đông chưa thanh toán; hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn trước ngày công ty đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nên đăng ký vốn điều lệ cao hay thấp?

Ngoại trừ các ngành, nghề đầu tư kinh doanh yêu cầu mức vốn tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp. Việc để mức vốn điều lệ bao nhiêu không ảnh hưởng nhiều tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà chỉ liên quan tới mức thuế (lệ phí) môn bài doanh nghiệp phải đóng; cụ thể:

LOẠI HÌNH TỔ CHỨC VÀ VỐNTIỀN THUẾ PHẢI NỘP
Doanh nghiệp/tổ chức có vốn điều lệ/vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng3.000.000 đồng/năm
Doanh nghiệp/tổ chức có vốn điều lệ/vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống2.000.000 đồng/năm
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác1.000.000 đồng/năm

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng: Vốn điều lệ chính là sự cam kết trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp với khách hàng, đối tác. Do đó:

  • Nếu vốn điều lệ thấp; quá thấp thì sự cam kết trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp sẽ bị giảm xuống; khó tạo niềm tin cho khách hàng, đối tác trong kinh doanh. Đặc biệt; khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn từ ngân hàng thì với số vốn điều lệ quá thấp thì có thể sẽ làm cho ngân hàng cảm thấy không tin tưởng để cho vay số vốn vượt ngoài khả năng và vượt ngoài vốn điều lệ của doanh nghiệp;
  • Nếu vốn điều lệ cao; quá cao thì cam kết trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp và nguy cơ rủi ro cũng cao nhưng sẽ dễ dàng tạo sự tin tưởng với các khách hàng; đối tác hơn; đặc biệt là trong các hoạt động đấu thầu.

Tăng vốn điều lệ thì dễ, nhưng giảm vốn điều lệ thì khó. Vì thế tùy thuộc vào năng lực tài chính; phương hướng hoạt động và quy mô kinh doanh; chủ doanh nghiệp nên để số vốn điều lệ ở mức vừa phải và đủ khả năng của mình. Đến khi việc kinh doanh của công ty bắt đầu đi vào hoạt động ổn định hơn; và có dấu hiệu phát triển đi lên thì lúc đó sẽ tiến hành việc tăng vốn điều lệ cho công ty.

Vai trò, ý nghĩa của vốn điều lệ

Vốn điều lệ đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp:

  • Thứ nhất; là cơ sở để xác định tỷ lệ phần vốn góp hay sở hữu cổ phần của thành viên; cổ đông trong công ty. Thông qua đó làm cơ sở cho việc phân chia quyền; lợi ích và nghĩa vụ giữa các thành viên, cổ đông trong công ty;
    Cụ thể theo Luật Doanh nghiệp 2020; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ của công ty. Thành viên, cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; trừ một số trường hợp quy định tại Luật Doanh nghiệp.
  • Là một trong những cơ sở để xác định điều kiện kinh doanh đối với một số ngành; nghề kinh doanh có điều kiện;
  • Vốn điều lệ thể hiện cam kết trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp với khách hàng, đối tác. Do đó, vốn điều lệ càng cao; thì độ tin cậy của khách hàng, đối tác với doanh nghiệp càng lớn.

Trên đây là một số thông tin Legalzone muốn chia sẻ tới bạn đọc. Để biết thêm thông tin chi tiết và được hướng dẫn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được kịp thời tư vấn. Xin cảm ơn!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603; Sảnh A3; Toà nhà Ecolife; 58 Tố Hữu; Trung Văn; Nam Từ Liêm; Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultancy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultancy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultancy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục