Đầu tư tại Việt Nam
Việt Nam là một nước đang phát triển mạnh mẽ, tích cực thu hút đầu tư và khuyến khích thúc đẩy đầu tư trong nước. Các quy định của pháp luật đang dần hoàn thiện, các chính sách ưu đãi thúc đẩy đầu tư đa dạng. Đây là cơ hội vàng để đầu tư tại Việt Nam. Hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh đang mang lại lợi nhuận không hề nhỏ cho các cá nhân, tổ chức. Do đó, nhiều nhà đầu tư đã có những phương thức đầu tư kinh doanh thông minh, sáng tạo để đem lại lợi ích tối đa nhất. Thế nhưng không phải ai cũng vận dụng đầu tư thành công và hiểu đúng về điều này. Dưới đây Công ty TNHH Legalzone sẽ có những chia sẻ cụ thể về đầu tư.
Đầu tư là gì?
Đầu tư được định nghĩa là những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại nhằm mang đến cho nền kinh tế xã hội những kết quả lớn hơn trong tương lai so với nguồn lực đã sử dụng.
Theo nghĩa rộng hơn, đầu tư còn có thể được hiểu là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về những kết quả lớn hơn trong tương lai so với nguồn lực đã sử dụng.
Nói một cách đơn giản đầu tư là việc sử dụng các nguồn lực tài chính, vật chất, lao động, trí tuệ và cả thời gian để đạt được lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội.
Đầu tư thường được nhiều người ví như một canh bạc, bằng cách bỏ ra một số tiền và có thể thu về con số gấp nhiều lần. Trên thực tế, cờ bạc dựa rất nhiều vào yếu tố may mắn còn đầu tư thì không. Một nhà đầu tư không chỉ đơn thuần ném tiền qua cửa sổ hay dùng tiền để mua bất kỳ thứ gì anh ta cho là có thể sinh lời.
Một nhà đầu tư cần nhiều kiến thức và kỹ năng hơn là may mắn
Để trở thành một nhà đầu tư, bạn cần trang bị những kỹ năng cần thiết để đánh giá tiềm năng, đo lường rủi ro của một dự án, việc này đòi hỏi nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Tất nhiên, bạn không thể tính toán chính xác một cách hoàn hảo nhưng những việc này hoàn toàn không phải vô nghĩa.
Xét một ví dụ về đánh bạc, bất kỳ ai cũng có thể mang tiền vào sòng bạc để tìm kiếm may mắn. Nhưng nếu bạn chú ý một chút sẽ dễ dàng nhận ra rằng không có nhiều người làm giàu từ cờ bạc. Đặc biệt, vận may luôn mỉm cười với người mới và khi không còn “mới” thì họ thường không gặp may nữa.
Điều này cũng khá giống với trường hợp của những người mới bắt đầu tìm hiểu về các kênh đầu tư. Họ nhanh chóng bị thuyết phục bởi lời mời hấp dẫn từ nhiều bên như rủi ro thấp, thu lợi nhanh, lãi suất gấp nhiều lần so với thị trường…. Có thể bắt gặp rất nhiều trường hợp như đầu tư chứng khoán, cổ phiếu dựa vào các nguồn tin không chính thống.
Đầu tư cần vốn và thời gian để sinh ra lợi nhuận
Nếu như không phải đánh bạc thì đầu tư thật sự là gì, để trả lời câu hỏi này, các bạn các biết được những đặc điểm của đầu tư:
Vốn đầu tư là tiền tích lũy của xã hội, đơn vị kinh doanh hoặc cá nhân huy động từ nhiều nguồn. Vốn có thể dùng để tái sản xuất, duy trì hoạt động cơ sở vật chất, kỹ thuật, đổi mới và bổ sung máy móc, dịch vụ nhằm mục tiêu tạo ra sự tăng trưởng và sinh lợi nhuận.
Được xem là yếu tố quan trọng nhất, vốn không chỉ là tiền mà còn có thể là các loại tài sản khác như trang thiết bị, máy móc, kho, bãi, xưởng, quyền sở hữu, quy trình công nghệ, quyền sử dụng đất, các tài nguyên khác…. Vốn cũng có nhiều loại như vốn Nhà nước, vốn tư nhân, vốn cổ phần, vốn vay.
Để được xem là đầu tư, các hoạt động cần có thời gian dài tối thiểu là từ 2 năm trở lên và thậm chí là lên đến 50 năm. Nếu như ít hơn 1 năm thì không thể xem là đầu tư. Thời hạn đầu tư được ghi rõ trong quyết định đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư và được xem là đời sống của dự án.
- Ý nghĩa của đầu tư:
Không chỉ là lợi ích về mặt cá nhân (lợi nhuận) mà đầu tư còn mang đến lợi ích cho xã hội (lợi ích kinh tế) thông qua sự ảnh hưởng trực tiếp mà công việc đầu tư mang lại.
Nếu như đối chiếu những đặc điểm này với một hoạt động, các bạn đã có thể đánh giá được đó có phải là đầu tư hay không.
Đầu tư tại Việt Nam có những đặc điểm pháp lý quan trọng như sau:
Thứ nhất, đầu tư là hoạt động mang tính chất tạo lập, thông qua việc đưa vốn đầu tư vào thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Về bản chất, đầu tư là “sự chi phí của cải vật chất nhằm mục đích làm tăng giá trị tài sản hay tìm kiếm lợi nhuận”. Vốn đưa vào đầu tư kinh doanh rất đa dạng, có thể là tiền, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật và tài sản khác theo quy định của pháp luật về dân sự, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Mục đích của hoạt động đầu tư là nhằm đạt được các kết quả lớn hơn so với những sự hy sinh về nguồn lực mà người đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư. Trong đó, tìm kiếm lợi nhuận thường là mục đích chủ yếu để nhà đầu tư quyết định đầu tư kinh doanh. Lợi nhuận là yếu tố quyết định đến khả năng duy trì và phát triển được lâu dài hoạt động đầu tư, kinh doanh. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp nhà đầu tư tham gia đầu tư kinh doanh đều hướng tới mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Chẳng hạn, nhà đầu tư bỏ vốn để thực hiện dự án đầu tư, kèm theo việc thành lập doanh nghiệp xã hội nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng; đồng thời phần lớn lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký. Hay trường hợp Nhà nước đầu tư vốn để thành lập các doanh nghiệp quốc phòng an ninh nhằm trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh hoặc kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
Thứ hai, đầu tư là hành vi thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường.
Các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư khi mang đầy đủ bốn yếu tố:
Một là, hành vi thực hiện đầu tư phải liên tục, lâu dài và có tính nghề nghiệp. Ngược lại, những hành vi mặc dù nhằm sinh lời nhưng bộc phát, “tự cung tự cấp” thì không được xem là hành vi đầu tư thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật đầu tư hiện hành.
Hai là, đầu tư phải thuộc một hoặc một số công đoạn của quá trình đầu tư, từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường.
Thứ ba, đầu tư được tiến hành bởi (các) nhà đầu tư.
Nhà đầu tư là các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, bao gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài:
(i) Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
(ii) Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
(iii) Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.
(iv) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.[6]
Mỗi loại nhà đầu tư đều có một địa vị pháp lý riêng trong quan hệ pháp luật đầu tư.
Thứ tư, đầu tư phải được triển khai, tiến hành theo ngành, nghề, điều kiện, thủ tục và hình thức đầu tư do pháp luật đầu tư quy định.
Hệ quả của đầu tư luôn làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt các quan hệ pháp luật, đồng thời tác động và ảnh hưởng đến các tổ chức và cá nhân trong xã hội. Vì vậy, Nhà nước yêu cầu hoạt động này phải được tiến hành theo khuôn khổ của pháp luật về ngành, nghề, điều kiện và hình thức đầu tư. Mỗi hình thức đầu tư tương ứng với một quy chế pháp lý điều chỉnh, bao gồm các vấn đề quan trọng về điều kiện đầu tư, cơ chế vận hành, quản lý đầu tư, trình tự và thủ tục đầu tư.
Các hoạt động đầu tư tại Việt Nam
– Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
Điều 22 Luật Đầu tư 2020 quy định:
“1. Nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định sau đây:
- a) Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;
- b) Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;
- c) Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.”.
– Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
Điều 24 Luật Đầu tư 2020 quy định:
“1. Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
- Việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau đây:
- a) Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;
- b) Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này;
- c) Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận, quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.”.
Theo Điều 25 Luật Đầu tư 2020 quy định về Hình thức và điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế:
“1. Nhà đầu tư được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
- a) Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
- b) Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
- c) Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
- Nhà đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
- a) Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
- b) Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
- c) Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
- d) Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.”.
– Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
Điều 27 Luật Đầu tư 2020 quy định:
“1. Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
- Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật này.
- Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.”.
Như vậy, các hình thức đầu tư cũng rất đa dạng và tùy vào mục đích cũng như nhu cầu của các bên mà lựa chọn hình thức đầu tư cho phù hợp.
Dịch vụ tư vấn lĩnh vực đầu tư tại công ty Luật TNHH Legalzone
Với kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực đầu tư trong nước và ngoài nước chúng tôi tự tin là đơn vị cung cấp các dịch vụ một cách hiệu quả, khác biệt:
- Các luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm sẽ tiếp nhận thông tin và trao đổi, tư vấn và giám sát chặt chẽ sát sao tiến độ công việc, hồ sơ của quý khách hàng
- Các hồ sơ, vụ việc sẽ được chuyên viên đánh giá, tra cứu, thực hiện đúng thực tế
- Mọi chi phí, kế hoạch triển khai được thông báo, thỏa thuận một cách minh bạch, rõ ràng, không phát sinh thêm chi phí
- Công ty Luật TNHH Legalzone luôn bám sát tiến độ công việc và cập nhật với quý khách hàng tận tâm, thường xuyên, kịp thời.
- Chúng tôi luôn lắng nghe, thấu hiểu mong muốn của quý khách hàng, đưa ra những kế hoạch, phương án tối ưu và hài lòng nhất đến cho quý khách hàng.
- Phí dịch vụ hợp lý nhất, khách hàng sẽ được trải nghiệm và sử dụng dịch vụ tốt nhất
Trên đây là những chia sẻ về đầu tư. Quý khách hàng có thắc mắc, nhu cầu thực hiện các hoạt động đầu tư trong và ngoài nước có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn. Công ty luật TNHH Legalzone tự tin sẽ là một địa chỉ đáng tin cậy khi quý khách hàng lựa chọn dịch vụ tư vấn của chúng tôi.
Để được tư vấn chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ
Danh mục
- Bản quyền tác giả
- Bảo hiểm
- Các loại giấy phép con
- Các loại giấy phép kinh doanh
- Chưa được phân loại
- Đầu tư ra nước ngoài
- Đầu tư tài chính
- Đầu tư trong nước
- Dịch Vụ
- Dịch vụ tố tụng dân sự
- Điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Doanh nghiệp trong nước
- Đòi quyền lợi trong giải phóng mặt bằng
- Giải quyết tranh chấp về đất đai, thừa kế
- Giải quyết việc hôn nhân, chia tài sản và giành quyền nuôi con
- Giấy khai sinh
- Giấy khai sinh
- Góc nhìn toàn cảnh vụ án hình sự
- Hợp đồng lao động
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật dân sự
- Luật Đất Đai
- Luật đầu tư
- Luật giao thông đường bộ
- Luật hình sự
- Luật hóa chất
- Luật Hôn nhân và gia đình
- Luật kinh doanh bất động sản
- luật kinh doanh bất động sản
- Luật nhận con nuôi
- Luật sư
- Luật thuế
- Luật Xây dựng
- nuôi con nuôi
- Pháp luật & đời sống
- Sở hữu trí tuệ
- Sở hữu trí tuệ- Bảo hộ nhãn hiệu
- Thành lập chi nhánh – văn phòng đại diện
- Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài
- Thành lập doanh nghiệp
- Thành lập doanh nghiệp
- Thay đổi đăng ký doanh nghiệp
- Thủ tục pháp luật
- Tin tức
- Tranh chấp về các vẫn đề dân sự khác
- Tư vấn cho thân chủ trong vụ án hình sự
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn doanh nghiệp
- Tư vấn luật Đầu tư
- Tư vấn luật Hình sự
- Tư vấn thủ tục công bố mỹ phẩm
- Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
- Tuyển dụng
- Uncategorized
- Xây dựng hợp đồng