Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Bị xâm phạm quyền hình ảnh

Bị xâm phạm quyền hình ảnh
Chuyên mục: Luật dân sự

Cá nhân bị xâm phạm quyền hình ảnh rồi chú thích sai sự thật theo hướng xuyên tạc, bịa đặt diễn ra phổ biến. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng cho cá nhân này mà còn gây ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội. Sự việc không chỉ dừng lại ở người đăng tải thông tin mà còn được cộng đồng  mạng xã hội sử dụng để chia sẻ, phát tán. Dẫn đến những hiệu ứng xấu không thể lường trước đến cơ quan, tổ chức và công việc của mỗi cá nhân.

Legalzone thông tin đến bạn đọc các quy định của pháp luật về hành vi bị xâm phạm quyền hình ảnh trong bài viết sau:

Bị xâm phạm quyền hình ảnh
                                                                                Bị xâm phạm quyền hình ảnh

Bị xâm phạm quyền hình ảnh thì xử lý như thế nào? 

Trước hết, ta cần tìm hiểu quy định của pháp luật về quyền hình ảnh. Cụ thể như sau:

 Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

Quyền của cá nhân đối với hình ảnh là một trong những quyền nhân thân được pháp luật bảo vệ. Cụ thể hóa tại Khoản 1, Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Điều 32. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh:

1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”

Như vậy, việc một cá nhân hay tổ chức bất kỳ sử dụng hình ảnh của người khác cho mục đích nào mà chưa được phép của người có quyền cá nhân đối với hình ảnh đó thì được xem là hành vi vi phạm pháp luật.

Trên thực tiễn, dạng hành vi xâm phạm này diễn ra phổ biến. Những chủ thể vi phạm thường sử dụng hình ảnh của người khác cho mục đích thương mại để kiếm lợi cho mình. Nhưng lại không xin phép chủ thể có quyền đối với hình ảnh.

Ngoài ra, cơ quan báo chí đưa hình ảnh cá nhân đã được bảo mật, xâm phạm đến quyền về hình ảnh cá nhân.

Trường hợp sử dụng hình ảnh cá nhân không cần xin phép

Cũng theo Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015, có 02 trường hợp ngoại lệ không cần xin phép. Cụ thể gồm:

– Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng.

– Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng. Bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động cộng đồng khác. Mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm uy tín của người có hình ảnh

Bị xâm phạm quyền hình ảnh

Chế tài áp dụng khi xâm phạm quyền hình ảnh

Sử dụng hình ảnh trái phép bị xử lý như sau:

Chế tài hành chính

Điểm c, khoản 1, Điều 10 Nghị định 56/2006/NĐ-CP nêu rõ:

  • Với hành vi đăng, phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó hoặc thân nhân người đó

Phạt tiền từ 01 – 03 triệu đồng. Trừ các trường hợp tìm thân nhân của nạn nhân, ảnh của người đã bị khởi tố hình sự. Hoặc đang chấp hành hình phạt tù giam, ảnh thông tin về các hoạt động tập thể.

Điểm e, khoản 2 Điều 8 Nghị định 159/2013/NĐ-CP cũng quy định:

Phạt tiền từ 01 – 03 triệu đồng với hành vi đăng, phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó.

  • Trường hợp sử dụng hình ảnh sai sự thật nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trên mạng xã hội

Cá nhân có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng về hành vi:

Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật”.

Chế tài dân sự

Bộ luật Dân sự 2015 quy định uy tín, danh dự, nhân phẩm của công dân được pháp luật bảo vệ. Người bị đưa tin sai sự thật ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, hoặc thiệt hại khác có thể yêu cầu bồi thường hoặc khởi kiện theo quy định pháp luật để yêu cầu bồi thường.

Cụ thể:

Người chịu trách nhiệm bồi thường phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1, Điều 592, BLDS 2015. Và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.

Bị xâm phạm quyền hình ảnh
   Bị xâm phạm quyền hình ảnh

Trên đây là nội dung tư vấn về quy định pháp luật khi bị xâm phạm quyền hình ảnh. Trên thực tế việc bị xâm hạm quyền hình ảnh diễn ra phổ biên. Cần có sự hiểu biết về pháp luật để có thể bảo vệ bản thân. Đồng thời, giúp cho cộng đồng văn minh hơn.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

              https://thutucphapluat.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục