Cách đặt tên doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp định hình thương hiệu doanh nghiệp, đó là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất trong quá trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp ra thị trường, giúp khách hàng nhận diện được đâu là sản phẩm – dịch vụ của mình, đâu là sản phẩm – dịch vụ của đối thủ. Cho nên trước khi đăng ký kinh doanh các bạn cần cân nhắc lựa chọn cách đặt tên công ty cho hay, ý nghĩa, đúng quy định của pháp luật và phù hợp với phong thủy để thuận lợi cho việc làm ăn sau này. Legalzone sẽ tư vấn đến bạn đọc cách đặt tên doanh nghiệp hay, hiệu quả trong bài viết dưới đây.
Cách đặt tên doanh nghiệp hay
Đặt tên công ty tiếng Việt bao gồm mấy thành tố?
– Bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
+ Thành tố thứ nhất: Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;
+ Thành tố thứ hai: Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Tên riêng của doanh nghiệp không cần phải có nghĩa theo tiếng Việt, mà tên chỉ cần có các chữ cái được liệt kê trong bảng chữ cái tiếng Việt là được.
Ví dụ: Công ty TNHH (thành tố thứ nhất) Thương Mại Dịch Vụ Triều An (thành tố thứ hai).
Ví dụ: Công ty Cổ Phần (thành tố thứ nhất) Dịch Vụ Hoa Anh (thành tố thứ hai).
Đặt tên công ty viết bằng chữ tiếng Anh được hay không?
Trả lời: Được,
– Tên công ty được viết được bằng chữ cái Latinh trong bảng chữ cái của Việt Nam, và chữ dùng trong viết tiếng Anh cũng nằm trong bảng chữ cái giống như bảng chữ cái tiếng Việt, do vậy đối với câu hỏi trên, Nam Việt Luật trả lời cách đặt tên công ty viết bằng chữ tiếng Anh là được. Ví dụ đặt tên công ty như thế này là phù hợp theo quy định của pháp luật, miễn sao không trùng, không gây nhầm lẫn với tổ chức doanh nghiệp khác là được.
Ví dụ: CÔNG TY TNHH NEWSTAR,
Ví dụ: CÔNG TY TNHH DCHJ
Ví dụ: CÔNG TY CỔ PHẦN NEW LIFE
Cách đặt tên công ty bằng tiếng nước ngoài
– Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
Ví dụ: Tên công ty Tiếng Việt: Công ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư Hoàng Anh. Khi dịch sang tên công ty bằng tiếng nước ngoài (tiếng Anh) tương ứng và giữ lại tên riêng như sau: Hoang Anh Investment Consulting Company Limited.
– Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Cách đặt tên công ty viết tắt
– Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
Ví dụ: Tên tiếng Việt của doanh nghiệp: Công ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư Hoàng Anh => Tên viết tắt của doanh nghiệp có thể đặt: Công ty TNHH TVDT HA
Ví dụ: Tên tiếng nước ngoài của doanh nghiệp: Hoang Anh Investment Consulting Company Limited => Tên viết tắt của doanh nghiệp có thể đặt: HAIC Co., Ltd
Đặt tên công ty cần đơn giản dễ nhớ
Đặt tên công ty cần có âm thanh hài hoà
Các âm trong tên công ty có âm bằng như Gia Long, Trường Giang…. Gây cảm giác thanh bình và dễ nhớ cho người nghe tên công ty.
Đặt tên công ty cô đọng xúc tích và chứa ít âm tiết
Khi đặt tên công ty và đọc cái tên đơn giản, gọn gàng, cô đọng xúc tích rất dễ nhớ khi khách hàng nghe lần đầu tiên như Vaio, Sony, Apple, Samsung….
Tên công ty đồng thời gợi nhớ hình ảnh công ty cung cấp sản phẩm dịch vụ gì?
Ví dụ về cách đặt tên doanh nghiệp
Ví dụ: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Phát Triển Nam Việt Luật, trong đó loại hình doanh nghiệp là:”Công ty Cổ Phần”, còn tên riêng là: “Tư Vấn Phát Triển Nam Việt Luật”.
Ví dụ: Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ ABC.
Ví dụ: Công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Quang Vinh.
Ví dụ: Doanh nghiệp tư nhân thương mại xuất nhập khẩu Á Châu.
Các trường hợp đặt tên công ty trùng
– Tên trùng là tên công ty tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó. Tức là trong trường hợp này là tên công ty mình dự tính đặt giống hoàn toàn với tên của công ty khác đã đặt trước đó.
Các trường hợp đặt tên công ty gây nhầm lẫn
Các trường hợp sau đây được coi là tên công ty gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:
a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;
e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.
Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e và g của khoản này không áp dụng đối với trường hợp công ty con của công ty đã đăng ký. Tức là các công ty con của công ty đã đăng ký có thể được theo quy định tại điểm d, đ, e, và g.
Cấm đặt tên công ty khi mở công ty hoặc thay đổi tên công ty trong các trường hợp dưới đây
– Thứ nhất: Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 42 của Luật này.
– Thứ hai: Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
– Thứ ba: Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc
Nguyên tắc tra cứu tên công ty
– Nguyên tắc 1: Khi tra cứu chỉ nhập phần tên riêng của doanh nghiệp, không nhập phần loại hình doanh nghiệp.
– Nguyên tắc 2: Nếu tên riêng của doanh nghiệp dự tính đặt nếu có các chữ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” ; “Tân” ; hoặc từ có ý nghĩa tương tự như: Bắc, Nam, Trung, Tây, Đông, Mới, thì khi tra cứu phải bỏ mấy từ này đi để xác định được tên chính xác của doanh nghiệp.
Hướng dẫn tra cứu tên công ty trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia
Bước 1: Nhấp vào tra cứu tên công ty và click vào hình tra cứu theo hướng dẫn.
Bước 2: Nhập tên doanh nghiệp cần tra cứu vào ô tìm kiếm theo ví dụ hướng dẫn dưới đây
Ví dụ 1: Tra cứu tên doanh nghiệp là:” Công ty Cổ Phần Tư Vấn Phát Triển HAGF”
– Áp dụng nguyên tắc 1: Chỉ nhập vào ô tìm kiếm phần tên riêng doanh nghiệp:” Tư Vấn Phát Triển HAGF”, sau đó đợi kết quả có doanh nghiệp nào giống hay không. Nếu không có doanh nghiệp nào giống tên thì tên công ty:”Tư Vấn Phát Triển HAGF” này có thể đặt được.=> Trong trường hợp này hình bên dưới thì tên này đặt được do không có doanh nghiệp nào có tên giống tên mình đang tra cứu.
Ví dụ 2: Tra cứu tên doanh nghiệp là: “Công ty TNHH Tân Hoàng Gia Phát Đại Dương”
Áp dụng nguyên tắc 1: Chỉ nhập phần tên doanh nghiệp:”Tân Hoàng Gia Phát Đại Dương”, sau đó đợi kết quả có doanh nghiệp nào giống hay không.
– Tuy nhiên vì trong tên doanh nghiệp có chữ :”Tân” nên ta phải tiếp tục áp dụng nguyên tắc 2 để tra cứu tiếp: Chỉ nhập phần tên doanh nghiệp:”Hoàng Gia Phát Đại Dương”. Lúc đó trên hệ thống sẽ cho kết quả chính xác nhất.==> Trong trường hợp này hình bên dưới thì không có doanh nghiệp nào có tên trùng nên có thể đặt được tên này.
Tên công ty phải được gắn ở đâu?
– Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên công ty phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Trên đây là nội dung tư vấn về cách đặt tên doanh nghiệp. Liên hệ ngay với Legalzone để được tư vấn và hỗ trợ nhé.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
LEGALZONE COMPANY
Hotline tư vấn: 088.888.9366
Email: [email protected]
Website: https://legalzone.vn/
Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
———————————-
Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy
Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy
Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy
Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd
Danh mục
- Bản quyền tác giả
- Bảo hiểm
- Các loại giấy phép con
- Các loại giấy phép kinh doanh
- Chưa được phân loại
- Đầu tư ra nước ngoài
- Đầu tư tài chính
- Đầu tư trong nước
- Dịch Vụ
- Dịch vụ tố tụng dân sự
- Điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Doanh nghiệp trong nước
- Đòi quyền lợi trong giải phóng mặt bằng
- Giải quyết tranh chấp về đất đai, thừa kế
- Giải quyết việc hôn nhân, chia tài sản và giành quyền nuôi con
- Giấy khai sinh
- Giấy khai sinh
- Góc nhìn toàn cảnh vụ án hình sự
- Hợp đồng lao động
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật dân sự
- Luật Đất Đai
- Luật đầu tư
- Luật giao thông đường bộ
- Luật hình sự
- Luật hóa chất
- Luật Hôn nhân và gia đình
- Luật kinh doanh bất động sản
- luật kinh doanh bất động sản
- Luật nhận con nuôi
- Luật sư
- Luật thuế
- Luật Xây dựng
- nuôi con nuôi
- Pháp luật & đời sống
- Sở hữu trí tuệ
- Sở hữu trí tuệ- Bảo hộ nhãn hiệu
- Thành lập chi nhánh – văn phòng đại diện
- Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài
- Thành lập doanh nghiệp
- Thành lập doanh nghiệp
- Thay đổi đăng ký doanh nghiệp
- Thủ tục pháp luật
- Tin tức
- Tranh chấp về các vẫn đề dân sự khác
- Tư vấn cho thân chủ trong vụ án hình sự
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn doanh nghiệp
- Tư vấn luật Đầu tư
- Tư vấn luật Hình sự
- Tư vấn thủ tục công bố mỹ phẩm
- Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
- Tuyển dụng
- Uncategorized
- Xây dựng hợp đồng