Cách tra cứu nhãn hiệu online tại nhà
Bạn muốn xin bảo hộ nhãn hiệu nhưng lại bị trả về do các vấn đề bị trùng hay gây nhầm lẫn, cần làm gì trước để đảm bảo đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thành công?
Những yêu cầu cụ thể pháp luật ra sao? Có phức tạp không?
Mời bạn đọc theo dõi bài hướng dẫn Cách tra cứu nhãn hiệu online tại nhà dưới đây của Legalzone
Cơ sở pháp lý
- Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;
- Nghị định 22/2018/NĐ-CP
- Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ năm 2005
- và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả
- và quyền liên quan.
Tra cứu nhãn hiệu là gì?
Tra cứu nhãn hiệu, thương hiệu, logo là bước đầu tiên để tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu,
thương hiệu, logo. Kết quả tra cứu nhãn hiệu sẽ là căn cứ để đánh giá nhãn hiệu,
thương hiệu, logo có khả năng đăng ký hay không?
Tra cứu nhãn hiệu để làm gì?
Thứ nhất, đảm bảo nhãn hiệu không bị trùng
Việc tra cứu sẽ giúp kiểm tra xem nhãn hiệu mà cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký
có bị “trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn” với nhãn hiệu khác đã đăng ký hay chưa để đưa ra giải pháp hợp lý.
Thứ hai, tránh mất thời gian, chi phí
Số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ hàng năm là hơn 30.000 đơn đăng ký.
Do đó, việc lựa chọn nhãn hiệu không tương tự hoặc trùng với những nhãn hiệu đã nộp trước là rất quan trọng đối với những chủ sở hữu nộp sau.
Trong trường hợp kết quả tra cứu là không khả quan cho khả năng đăng ký,
việc này sẽ giúp chủ đơn tránh mất kinh phí để tiến hành đăng ký cũng như thời gian chờ đợi
Cục Sở Hữu Trí Tuệ xét duyệt hồ sơ (bên cạnh thời nghiên cứu, sáng tạo ra một nhãn hiệu mới).
Thứ ba, kiểm tra tính chính xác
Sau khi đã đăng ký, việc tra cứu sẽ giúp cá nhân, doanh nghiệp có thể kiểm tra thông tin trong
Giấy chứng nhận nhãn hiệu đã được cấp có chính xác với dữ liệu trong hệ thống thông tin
của Cục Sở hữu trí tuệ hay chưa; nếu có phát sinh sai sót thì kịp thời chỉnh sửa lại.
xem thêm:Những lưu ý khi chuyển nhượng nhãn hiệu
Cách tra cứu nhãn hiệu
Để tiến hành tra cứu nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ, bạn có thể thực hiện một trong 02 cách sau:
Cách tra cứu nhãn hiệu online tại nhà
Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam
Tra cứu trực tuyến tại địa chỉ http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php.
Nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào ô nhãn hiệu tìm kiếm:
Ví dụ nhập chữ OMO (đối với nhãn hiệu chữ).
Nhập thông tin phân loại hình vào ô phân loại hình (nếu là nhãn hình).
Nhập thông tin nhóm sản phẩm/ dịch vụ vào ô nhóm sản phẩm/ dịch vụ
(Ví dụ: nhóm 03) và thông tin về tên sản phẩm/ dịch vụ
(Ví dụ: Chất để tẩy trắng và các chất khác để giặt, các chế phẩm và các chất tất cả dùng để giặt,
các chế phẩm xử lý lần cuối vải thành phẩm; các chế phẩm để tẩy trắng, chế phẩm rửa,
đánh bóng, làm sạch và mài mòn, xà phòng, chất khử mùi, nước rửa tay).
Sau đây là một số quy tắc tìm kiếm theo từ khóa:
Ký tự “*”: Thay thế cho không ký tự nào hoặc nhiều ký tự.
Ví dụ: Nếu nhập vào từ khoá tìm kiếm là “h*n” => kết quả trả về có thể là : hoan, hon, hơn…
Ký tự “?”: Thay thế cho không ký tự nào hoặc một ký tự.
Ví dụ: Nếu nhập vào từ khoá tìm kiếm là “h?n” => kết quả trả về có thể là: han, hon, hen…
Ký tự “_”: Thay thế cho một ký tự.
Ví dụ: Nếu nhập vào từ khoá tìm kiếm là “h_” => kết quả trả về có thể là: hà, hô,…
Cặp ngoặc kép “…”: khi tìm kiếm, hệ thống sẽ tìm chính xác những bản ghi chứa chuỗi đó.
Phân biệt “Nhãn hiệu tìm kiếm” và “Từ khóa tìm kiếm”: Nhãn hiệu có thể viết bằng chữ thường,
có dấu trong khi “từ khóa” chỉ có chữ in hoa, được tạo ra từ nhãn hiệu, cho nên tra cứu theo từ khóa cho kết quả chính xác hơn.
Ấn nút “Tìm kiếm” để xem danh sách kết quả, xem đã có ai đăng kí bảo hộ nhãn hiệu này trước bạn chưa.
Lưu ý: Bạn thực hiện tra cứu trực tuyến này trên thư viện số sở hữu công nghiệp,
cục sở hữu trí tuệ việt nam là hoàn toàn miễn phí, nhưng mức độ chính xác là không cao.
Do đó để có được kết quả chính xác hơn chúng tôi khuyến nghị Quý khách nên tra cứu có đối chứng trước khi tiến hành thủ tục bảo hộ.
Kết quả sẽ được trả về để khách hàng tham khảo và đánh giá xem nhãn hiệu mình tra cứu có trùng
hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác hay không.
Tuy nhiên, việc tra cứu nhãn hiệu theo hình thức này chỉ mang tính chất tham khảo
và kết quả chỉ chính xác được từ 50% do dữ liệu trực tuyến nêu trên sẽ không được áp dụng
đầy đủ theo thời gian nộp đơn
Nộp bộ hồ sơ tra cứu
Tra cứu nhãn hiệu nâng cao hơn được hiểu là việc tra cứu nhãn hiệu được thực hiện
nhờ chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Để tiến hành tra cứu nhãn hiệu nâng cao, khách hàng sẽ ủy quyền cho một tổ chức đại diện
quyền sở hữu trí tuệ làm việc với một chuyên viên để tiến hành gửi hồ sơ tra cứu nhãn hiệu cho chuyên viên, chuyên viên sẽ trực tiếp tra cứu trên cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Với cách tra cứu này, kết quả tra cứu có thể đánh giá được trên 90% khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu. Lưu ý: Hình thức tra cứu này sẽ mất phí tra cứu.
Cách tra cứu nhãn hiệu online tại nhà
Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu của Legalzone
Khi quý khách hàng sử dụng dịch vụ về đăng kí nhãn hiệu của Công ty Luật Legalzone chúng tôi sẽ:
- Tư vấn và giải đáp thắc mắc trước khi tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu;
- Thực hiện miễn phí tra cứu trực tuyến sơ bộ cho nhãn hiệu mà bạn muốn đăng kí;
- Soạn thảo bộ hồ sơ cho việc đăng ký nhãn hiệu;
- Thay mặt bạn nộp hồ sơ đăng kí thương hiệu tại cục sở hữu trí tuệ;
- Theo dõi tiến trình nộp hồ sơ và thay mặt quý doanh nghiệp nhận kết quả của các giai đoạn thẩm định nội dung và thẩm định hình thức;
- Nhận kết quả của quá trình thẩm định hình thức, thầm định hình thức;
- Nhận giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu và thực hiện công bố giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu;
- Giao kết quả đến tận nơi cho khách hàng;
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn Cách tra cứu nhãn hiệu online tại nhà.
Danh mục
- Bản quyền tác giả
- Bảo hiểm
- Các loại giấy phép con
- Các loại giấy phép kinh doanh
- Chưa được phân loại
- Đầu tư ra nước ngoài
- Đầu tư tài chính
- Đầu tư trong nước
- Dịch Vụ
- Dịch vụ tố tụng dân sự
- Điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Doanh nghiệp trong nước
- Đòi quyền lợi trong giải phóng mặt bằng
- Giải quyết tranh chấp về đất đai, thừa kế
- Giải quyết việc hôn nhân, chia tài sản và giành quyền nuôi con
- Giấy khai sinh
- Giấy khai sinh
- Góc nhìn toàn cảnh vụ án hình sự
- Hợp đồng lao động
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật dân sự
- Luật Đất Đai
- Luật đầu tư
- Luật giao thông đường bộ
- Luật hình sự
- Luật hóa chất
- Luật Hôn nhân và gia đình
- Luật kinh doanh bất động sản
- luật kinh doanh bất động sản
- Luật nhận con nuôi
- Luật sư
- Luật thuế
- Luật Xây dựng
- nuôi con nuôi
- Pháp luật & đời sống
- Sở hữu trí tuệ
- Sở hữu trí tuệ- Bảo hộ nhãn hiệu
- Thành lập chi nhánh – văn phòng đại diện
- Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài
- Thành lập doanh nghiệp
- Thành lập doanh nghiệp
- Thay đổi đăng ký doanh nghiệp
- Thủ tục pháp luật
- Tin tức
- Tranh chấp về các vẫn đề dân sự khác
- Tư vấn cho thân chủ trong vụ án hình sự
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn doanh nghiệp
- Tư vấn luật Đầu tư
- Tư vấn luật Hình sự
- Tư vấn thủ tục công bố mỹ phẩm
- Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
- Tuyển dụng
- Uncategorized
- Xây dựng hợp đồng