Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Chủ thể hợp đồng lao động ?

Chủ thể hợp đồng lao động ?

Chủ thể hợp đồng lao động ? Luật lao động mới có hiệu lực, quy định về Hợp đồng lao động, Chủ thể hợp đồng lao động như thế nào?  Cùng LegalZone tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Chủ thể của hợp đồng lao động là gì

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động 2019

Hợp đồng lao động là gì?

Sau khi review qua Điều 13 Bộ luật lao động 2019 (BLLĐ) quy định Hợp đồng lao động (HĐLĐ) là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Phạm vi của hợp đồng lao động

HĐLĐ với tư cách là một trong những hình thức pháp lí để tuyển dụng lao động cho nên nó được áp dụng trong phạm vi đối tượng nhất định.

Theo quy định, phạm vi đối tượng của HĐLĐ được áp dụng với tất cả người lao động làm việc trong các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có đủ điều kiện và có nhu cầu thuê mướn, sử dụng lao động,

Trừ phạm vi đối tượng sau đây:

– Những người thuộc đối tượng điều chỉnh là Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức

+Những người đã là công chức, viên chức vẫn có thể tham gia quan hệ HĐLĐ nếu công việc của họ không bị pháp luật cấm)

– Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp chuyên trách, người giữ các chức vụ trong cơ quan của cơ quan nhà nước;

– Người được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng trong doanh nghiệp nhà nước;

– Thành viên Hội đồng quản trị doanh nghiệp;

– Những người thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội hoạt động theo Quy chế của tổ chức đó;

– Cán bộ chuyên trách công tác đảng, công đoàn, thanh niên trong các doanh nghiệp nhưng không hưởng lương của doanh nghiệp;

– Xã viên Hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã không hưởng tiền lương, tiền công;

– Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp và viên chức trong lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân.

Xem thêm: Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động


Chủ thể của hợp đồng lao động là gì

chủ thể của hợp đồng lao động là
 Chu-the-cua-hop-dong-lao-dong-la-gi

Chủ thể hợp đồng lao động là gì

Chủ thể giao kết hợp đồng lao động gồm người lao động và người sử dụng lao động. 

– Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo HĐLĐ, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.

–  Tuy nhiên, đối với từng trường hợp mà pháp luật có quy định riêng. Cụ thể:

+ Đối với người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam: Điều 169 BLLĐ

+ Đối với người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam: Điều 168 BLLĐ

-Đối với người lao động,

+Việc giao kết HĐLĐ mang tính trực tiếp, không được ủy quyền

+Trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 18 BLLĐ Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

-Đối với người sử dụng lao động

+Họ có thể ủy quyền cho người khác kí kết HĐLĐ,

+Trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân. 


Hình thức của hợp đồng lao động

HĐLĐ phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.

HĐLĐ bằng văn bản được áp dụng cho các loại sau đây:

– HĐLĐ không xác định thời hạn

– HĐLĐ xác định thời hạn từ ba tháng trở lên

– HĐLĐ với người giúp việc gia đình (Điều 180 BLLĐ)

– HĐLĐ với nhân viên phục vụ làm thuê cho cơ sở kinh doanh Karaoke ( Khoản 6 Điều 32 Nghị định số 604/VBHN-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng)

HĐLĐ bằng lời nói do các bên thỏa thuận thông qua sự đàm phán thương lượng bằng ngôn ngữ mà không lập thành văn bản, quá trình giao kết có thể có hoặc không có người làm chứng tùy theo yêu cầu của các bên. Khi giao kết bằng lời nói, các bên đương nhiên phải tuân thủ pháp luật về giao kết HĐLĐ. HĐLĐ bằng lời nói được áp dụng đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng.

HĐLĐ bằng hành vi thể hiện thông qua hành vi của các chủ thể khi tham gia quan hệ. Ví dụ: hành vi làm việc của người lao động; hành vi bố trí công việc, trả lương của người sử dụng lao động.


Nội dung của hợp đồng lao động

HĐLĐ phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

– Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

– Công việc và địa điểm làm việc;

– Thời hạn của hợp đồng lao động;

– Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

– Chế độ nâng bậc, nâng lương;

– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

– Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;

– Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Nội dung của hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước do Chính phủ quy định.

 
Trên đây là toàn bộ tư vấn của LegalZone về chủ thể của hợp đồng lao động là gì, liên hệ với chúng tôi ngay để được giải đáp thắc mắc pháp lý cụ thể bạn nhé.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

https://thutucphapluat.com/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục