Các loại giấy phép con, Doanh nghiệp trong nước

Công bố thực phẩm chức năng

TƯ VẤN DỊCH VỤ CÔNG BỐ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG SẢN XUẤT TRONG NƯỚC , NHẬP KHẨU NHANH

     Trong những năm gần đây, cụm từ “thực phẩm chức năng được người dân biết tới và sử dụng ngày càng phổ biến. Đây là các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc là thực phẩm trong quá trình chế biến được bổ sung thêm một số chất; nhằm hỗ trợ điều trị bệnh và phòng ngừa bệnh vì nó có khả năng phục hồi tất cả các cấu trúc tế bào trong cơ thể đang bị tổn thương.Bộ Y tế Việt Nam định nghĩa  thì thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Tuỳ theo công thức, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, thực phẩm chức năng còn có các tên gọi sau: thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng; thực phẩm bổ sung; thực phẩm bảo vệ sức khoẻ; sản phẩm dinh dưỡng y học.

Tại mỗi quốc gia thực phẩm chức năng được gọi bằng những thuật ngữ khác nhau: ở các nước Tây Âu gọi là “thực phẩm – thuốc” (alicaments) hoặc dược phẩm dinh dưỡng (nutraceutics), thực phẩm bổ sung dinh dưỡng (food suplement); ở Trung Quốc gọi là “thực phẩm bổ dưỡng bảo vệ sức khỏe”. Cũng lưu ý, thực phẩm chức năng không phải là thuốc. Đối với thực phẩm chức năng, nhà sản xuất công bố trên nhãn sản phẩm là thực phẩm, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn sức khỏe, phù hợp với các quy định về thực phẩm. Đối với thuốc, nhà sản xuất công bố trên nhãn là sản phẩm thuốc, có tác dụng chữa bệnh, phòng bệnh với công dụng, chỉ định, liều dùng, chống chỉ định.

Mọi thực phẩm chức năng trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường đều phải làm thủ tục công bố theo quy định của pháp luật, nhằm để cơ quan thẩm quyền quản lý được các sản phẩm đanglưu hành, sử dụng trong phạm vi Việt Nam. Tuy nhiên, thủ tục công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu hay sản xuất trong nước đều không đơn giản, cần nhiều giấy tờ, trải qua nhiều giai đoạn do đó gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức sản xuất  kinh doanh loại thực phẩm này.

Luật Legalzone chúng tôi, với  nhiều năm kinh nghiệm làm thủ tục xác nhận công bố hợp quy hoặc xác nhận công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm sẽ tư vấn, hỗ trợ Quý khách để hoàn thành việc công bố cho sản phẩm của mình với thời gian nhanh nhất.

Dịch vụ công bố thực phẩm chức năng của chúng tôi bao gồm:

  • Tư vấn toàn bộ các vấn đề pháp lý có liên quan đến thủ tục công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm chức năng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Nghiên cứu, đánh giá những yêu cầu, tài liệu mà Quý khách hàng cung cấp.
  • Tiến hành sửa đổi, bổ sung các tài liệu không chính xác hoặc không đúng quy định pháp luật về mặt thời gian.
  • Xây dựng chỉ tiêu xét nghiệm và gửi mẫu cần công bố đi xét nghiệm cho Quý khách hàng.
  • Tiến hành xây dựng và hoàn thiện hồ sơ công bố.
  • Đại diện nộp và theo dõi hồ sơ tại Cục an toàn thực phẩm.
  • Nhận Giấy xác nhận và bàn giao cho Quý khách hàng.

Khách hàng cần cung cấp những tài liệu sau:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành, nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm;
  • Kết quả kiểm nghiệm( nếu có);
  • Mẫu, nhãn sản phẩm cần công bố;
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc Giấy chứng nhận y tế đã được hợp pháp hóa lãnh sự.

Lưu ý: Nếu Quý khách hàng chưa có Kết quả kiểm nghiệm hay Kết quả kiểm nghiệm chưa đáp ứng được nhu cầu thì chúng tôi sẽ tư vấn và xây dựng chỉ tiêu xét nghiệm Quý khách. Nếu Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp chưa ngành nghề, kinh doanh thực phẩm, chúng tôi sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký bổ sung ngành, nghề kinh doanh thực phẩm thẩm quy định của pháp luật.

Hồ sơ pháp lý công bố thực phẩm chức năng:

Đối với công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu bao gồm:

  • Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với trường hợp với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật)
  • Bản thông tin chi tiết về sản phẩm
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) hoặc chứng nhận y tế (HC) hoặc giấy chứng nhận tương đương do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp trong đó có nội dung thể hiện sản phẩm an toàn với sức khỏe người tiêu dùng và phù hợp với pháp luật về thực phẩm.
  • Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn
  • Kế hoạch giám sát định kỳ (có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
  • Nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ và nhãn phụ bằng tiếng Việt (có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
  • Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh để đối chiếu khi nộp hồ sơ
  • Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực phẩm
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP đối với cơ sở nhập khẩu thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTPtheo quy định.
  • Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương.
  • Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng đã công bố.

Đối với công bố thực phẩm chức năng sản xuất trong nước bao gồm:

  • Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với trường hợp với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật)
  • Bản thông tin chi tiết về sản phẩm
  • Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng (như trên)
  • Mẫu nhãn sản phẩm (có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
  • Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh để đối chiếu khi nộp hồ sơ
  • Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (nếu có)
  • Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (như trên)
  • Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng đã công bố.
  • Báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm thực phẩm đối với sản phẩm mới lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường.
  • Kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng (theo mẫu)
  • Kế hoạch giám sát định kỳ (có xác nhận của tổ chức, cá nhân)

Thời hạn cấp giấy xác nhận công bố thực phẩm chức năng:

  • Cục vệ sinh an toàn thực phẩm (thuộc Bộ Y tế) có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
  • Cơ quan thụ lý cấp Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  • Cơ quan thụ lý cấp Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm trong vòng 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.