Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Khái niệm, đặc điểm và thủ tục thành lập Công ty hợp danh

Khái niệm, đặc điểm và thủ tục thành lập Công ty hợp danh

Chuyên mục: Tin pháp luật

Công ty hợp danh (Công ty HD) là một hình thức tổ chức kinh doanh, trong đó có ít nhất hai người cùng góp vốn và danh nghĩa để hoạt động kinh doanh dưới một tên chung và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn trước các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản phát sinh từ các hoạt động kinh doanh đó.

Công ty hợp danh

Khái niệm về công ty hợp danh

Là loại hình công ty, trong đó các thành viên cùng nhau tiến hành hoạt động thương mại dưới một hãng chung và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty. Còn được gọi là công ty góp danh là loại hình đặc trưng của công ty đối nhân.

Sau này do nhu cầu kinh doanh cần phải liên kết. Họ phải lựa chọn những người thân, quen và phải thật tin tưởng để cùng nhau kinh doanh.

>>> Mời tham khảo: Dịch vụ thành lập công ty – Công ty luật Legalzone

Trên thực tế

Công ty này được thành lập trong dòng họ gia đình. Do tính chất liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên các thành viên phải thật sự hiểu biết nhau, tin tưởng nhau “sống chết có nhau”. Điều đó phản ánh tâm lý của các nhà kinh doanh khi hùn vốn với nhau để kinh doanh. Các nhà kinh doanh ưa thích mô hình hợp danh hơn là kinh doanh đơn độc.

Việc thành lập công ty dựa trên cơ sở hợp đồng giữa các thành viên. Hợp đồng thành lập công ty nói chung được lập thành vãn bản, luật không bắt buộc phải làm như vậy. Các bên có thể thoả thuận miệng, mà chỉ cần có những hoạt động thương mại chung thì công ty cũng được coi là đã thành lập. Về nguyên tắc, hợp đồng thành lập phải được đăng ký vào danh bạ thương mại.

Trong hợp đồng, điều quan trọng là sự thoả thuận về trách nhiệm của các thành viên. Một công ty HD được thành lập nếu ít nhất có hai thành viên thoả thuận với nhau cùng chịu trách nhiệm liên đới vô hạn đối với mọi khoản nợ của công ty.

Trên thế giới

Căn cứ vào tính chất liên kết và chế độ trách nhiệm, công ty thương mại chia thành hai loại là công ty đối nhân và công ty đối vốn. Trong công ty đối nhân, công ty HD và công ty HD hữu hạn (hay công ty hợp vốn đơn giản) là hai loại công ty nổi bật; theo đó công ty HD chỉ có toàn thành viên hợp danh với chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên; công ty HD hữu hạn vừa có thành viên hợp danh (chịu trách nhiệm vô hạn), vừa có thành viên góp vốn (chịu TNHH).

Vì thế, công ty HD là loại hình đặc trưng của công ty đối nhân, là loại hình công ty ra đời sớm nhất do nhu cầu liên kết về nhân thân của các thành viên.

Tại Việt Nam

Quy định về công ty HD theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 có những điểm đặc thù không hoàn toàn giống với luật các nước. Cụ thể, công ty HD được định nghĩa là doanh nghiệp, trong đó:

+ Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh); Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn; Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty;

+ Công ty HD có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

+ Công ty HD không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào (Điều 172).

Như vậy, Luật Doanh nghiệp không đưa ra một định nghĩa khái quát. Mà mô tả công ty HD qua các đặc điểm đặc trưng. Cách xây dựng khái niệm Luật Doanh nghiệp năm 2020. Điểm tương đồng giữa các Luật này khi quy định về công ty HD, đó là công ty HD bao gồm hai loại công ty, cụ thể gồm:

Công ty hợp danh:

Chỉ bao gồm các thành viên hợp danh, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới; có quyền quản lý và đại diện cho công ty HD.

Các thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn một cách trực tiếp và liên đới.

Khi công ty không có khả năng thanh toán nợ thì mỗi thành viên hợp danh chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản của mình.

Chủ nợ có quyền yêu cầu bất kì thành viên hợp danh nào của công ty trả nợ. Nếu công ty không trả được nợ và có thể yêu cầu áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với tài sản của cá nhân thành viên…

Công ty hợp danh hữu hạn gồm:

Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn, có quyền quản lý và đại diện cho công ty; thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn; không có quyền quản lý và không có quyền đại diện cho công ty. Luật công ty của các nước quy định về loại hình này, nhưng không nằm trong khái niệm “công ty hợp danh” mà là một trong hai loại công ty đối nhân cơ bản.

Đặc điểm của công ty hợp danh theo pháp luật Việt Nam

Từ định nghĩa mang tính mô tả có thể thấy công ty HD có những đặc trưng cơ bản sau đây:

Một là: Về thành viên công ty hợp danh

Công ty HD theo Luật Doanh nghiệp 2020 có thể có hai loại thành viên:

Thành viên hợp danh:

Phải là cá nhân, bắt buộc phải có trong công ty và phải có ít nhất hai thành viên. Thành viên hợp danh là nòng cốt của công ty hợp danh. Bởi vì nếu không có thành viên này, công ty hợp danh không thể thành lập và hoạt động được.

Do là loại đặc trưng nên thành viên hợp danh liên kết với nhau chủ yếu dựa vào nhân thân. Liên kết về vốn là yếu tố thứ yếu.

Đặc điểm

Đặc điểm liên kết về nhân thân của thành viên hợp danh cũng không hợp với hầu hết các ngành nghề kinh doanh. Mà chỉ thích hợp với những ngành nghề kinh doanh đòi hỏi trình độ chuyên môn; kinh nghiệm; danh tiếng… Của các thành viên như: khám chữa bệnh, tư vấn luật, tư vấn về kế toán, về kiểm toán, về thiết kế, về xây dựng…

Sự liên kết dựa vào nhân thân các thành viên hợp danh là điểm nổi bật của công ty hợp danh so với Công ty cổ phần hay công ty TNHH – hai loại hình mà các thành viên thường chỉ quan tâm đến phần vốn góp vào công ty.

Cũng chính sự liên kết này nên khi xảy ra trường hợp thành viên hợp danh bị chết; mất năng lực hành vi dân sự hay rút vốn khỏi công ty… Công ty có thể đứng trước nguy cơ chấm dứt sự tồn tại mà không thể tiếp tục hoạt động.

Luật Doanh nghiệp năm 2020 không quy định về vấn đề này. Nhưng để phù hợp với tính chất liên kết về nhân thân, vấn đề trình độ chuyên môn, uy tín nghề nghiệp… của các thành viên tham gia vẫn là yếu tố quan trọng khi các thành viên quyết định liên kết thành lập công ty hợp danh.

Thành viên gốp vốn:

Có thể là cá nhân, tổ chức; có thể có hoặc không có trong công ty hợp danh. Thành viên góp vốn không có vai trò quan trọng như thành viên hợp danh. Tuy nhiên sự tham gia của thành viên này khiến khả năng huy động vốn của công ty hợp danh cao hơn.

Loại hình công ty vừa có thành viên hợp danh, vừa có thành viên góp vốn được gọi là công ty hợp danh hữu hạn hay công ty hợp vốn đơn giản. Thành viên góp vốn không buộc phải liên kết về nhân thân, cũng không bắt buộc phải là cá nhân như thành viên hợp danh.

Hai là: Về chế độ chịu trách nhiệm tài sản của thành viên công ty hợp danh

Công ty hợp danh theo luật Việt Nam có thể có hai loại thành viên với hai loại chế độ trách nhiệm khác nhau. Cụ thể:

Thành viên hợp danh: 

Phải cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trách nhiệm vô hạn đối với mọi khoản nợ của thành viên thể hiện: Thành viên hợp danh không chỉ chịu trách nhiệm bằng số tài sản bỏ vào kinh doanh, mà phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của mình đối với mọi khoản nợ của công ty.

Tuy nhiên, trách nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh phát sinh sau trách nhiệm trả nợ của công ty. Vì công ty hợp danh có tài sản độc lập với các thành viên.

Thành viên góp vốn:

Chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp vào công ty. Trong kinh doanh, nếu công ty hợp danh gặp khó khăn, thua lỗ, thành viên góp vốn cũng chỉ chịu trách nhiệm đến hết phần vốn đã góp vào công ty. Trường hợp công ty giải thể hoặc phá sản mà tài sản còn lại của công ty không đủ để trả nợ, thành viên góp vốn không phải dùng tài sản riêng để trả nợ thay cho công ty.

Ba là: Về vốn của công ty hợp danh

Là tổng giá trị tài sản mà các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty. Thành viên công ty hợp danh có thể góp vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kĩ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty.

Tài sản góp vốn có thể góp đủ khi thành lập công ty, có thể góp theo thời hạn và tiến độ cam kết góp đã được các thành viên nhất trí thông qua.

Nghĩa vụ của thành viên

Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải có nghĩa vụ góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết. Nếu thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty, thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.

Nếu thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty. Trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên. Tại thời điểm góp đủ vốn, thành viên được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp.

Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp năm 2020 không quy định cụ thể thời hạn thành viên cam kết góp. Do vậy, thời hạn này sẽ được quy định tại Điều lệ công ty.

Thành viên hợp danh, thành viên góp vốn khi không muốn là thành viên của công ty có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho các thành viên còn lại hay cho người không phải là thành viên công ty, hoặc rút vốn khỏi công ty. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng này khá khó khăn so với chuyển nhượng vốn trong Công ty cổ phần hay công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Bốn là: Về huy động vốn của công ty hợp danh

Công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào để công khai huy động vốn trong công chúng. Khi có nhu cầu tăng vốn điều lệ, công ty sẽ huy động bằng cách kết nạp thêm thành viên mới, tăng phần vốn góp của mỗi thành viên hay ghi tăng giá trị tài sản của công ty. Việc huy động vốn theo những cách này không dễ dàng, đặc biệt là việc kết nạp thêm thành viên, vì có thể phá vỡ tính chất liên kết về nhân thân của thành viên công ty. Khi công ty có nhu cầu tăng vốn hoạt động, công ty có thể huy động bằng cách vay của các tổ chức, cá nhân hoặc các nguồn khác để đáp ứng nhu cầu về vốn của công ty.

Như vậy, so với Công ty cổ phần và công ty TNHH, khả năng huy động vốn của công ty hợp danh bị hạn chế hơn.

Năm là: Về tư cách pháp lý và trách nhiệm tài sản của công ty hợp danh

Theo Luật doanh nghiệp năm 2020, có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là công ty hợp danh là tổ chức có đầy đủ các dấu hiệu của pháp nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự như: được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách độc lập.

Như vậy, công ty hợp danh có tư cách pháp lý độc lập khi tham gia giao dịch, có tài sản độc lập với các thành viên và chịu trách nhiệm độc lập bằng chính tài sản của mình.

Thành lập công ty hợp danh

công ty hợp danh

Trong quá trình thành lập, quý khách hàng cần lưu ý những thủ tục sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ

Hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị:

  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên công ty hợp danh;
  • Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên công ty.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư
  • Tài liệu khác trong các trường hợp đặc biệt;
  • Giấy ủy quyền cho dịch vụ thành lập doanh nghiệp.

Nộp hồ sơ:

Trong vòng 03 ngày (làm việc) kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Bước 2: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin về ngành, nghề kinh doanh của công ty.

Thời hạn công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp doanh nghiệp phải thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Khắc dấu pháp nhân của doanh nghiệp

Bước 4: Thông báo về mẫu con dấu của doanh nghiệp

Hồ sơ thông báo về mẫu con dấu pháp nhân của doanh nghiệp:

  • Thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp
  • Kèm theo thông báo phải có Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên công ty hợp danh về nội dung, hình thức và số lượng con dấu.

Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Kết quả dịch vụ khách hàng nhận được

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế;
  • Dấu tròn công ty;
  • Công bố mẫu dấu;
  • Hồ sơ nội bộ doanh nghiệp;
  • Tư vấn miễn phí trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Các thủ tục sau thành lập công ty cần thực hiện

  • Treo biển tại trụ sở công ty
  • Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế
  • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, đăng ký mẫu 08 tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế, đăng ký nộp thuế điện tử .
  • Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử
  • In và đặt in hóa đơn

Trên đây là bài viết của Công ty Luật Legalzone. Liên hệ với chúng tôi qua Hotline:0989919161 để được tư vấn và hỗ trợ. Hoặc bạn có thể tham khảo các thủ tục pháp luật khác trên trang thủ tục pháp luật của chúng tôi hoàn toàn miễn phí.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  0989.919.161

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Tìm kiếm

VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

tu-van-phap-luat-theo-gio.png

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký