Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Đăng ký môi trường là gì? Đối tượng, thủ tục đăng ký môi trường theo quy định mới

Đăng ký môi trường là gì? Đối tượng, thủ tục đăng ký môi trường theo quy định mới

Đăng ký môi trường là thủ tục quan trọng của các dự án đầu tư, cơ sở sản xuất kinh doanh phải lập hồ sơ nộp lên cho cơ quan nhà nước. Vậy đối tượng nào phải đăng ký môi trường? Đối tượng nào được miễn? Quy trình, thủ tục và nội dung thực hiện ra sao?

Đăng ký môi trường là gì?

Theo Khoản 9 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2020 (Có hiệu lực 01/01/2022) có quy định như sau:

Đăng ký môi trường là việc chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước các nội dung liên quan đến xả chất thải và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi chung là dự án đầu tư, cơ sở).

Đối tượng đăng ký môi trường

Đối tượng phải đăng ký môi trường

Như vậy, điều 49 Luật bảo vệ môi trường quy định đối tượng phải đăng ký môi trường đó là:

a) Dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường;

b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày 01/01/2022 có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.

Đối tượng được miễn đăng ký môi trường

Khoản 2 Điều 49 Luật bảo vệ môi trường quy định đối tượng được miễn đăng ký môi trường như sau:

a) Dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh;

b) Dự án đầu tư khi đi vào vận hành và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phát sinh chất thải hoặc chỉ phát sinh chất thải với khối lượng nhỏ, được xử lý bằng công trình xử lý tại chỗ hoặc được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương;

c) Đối tượng khác.

đối tượng đăng ký môi trường

Điều 32 Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn về đối tượng được miễn đăng ký môi trường gồm:

1. Dự án đầu tư, cơ sở quy định tại điểm a khoản 2 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường.

2. Dự án đầu tư khi đi vào vận hành và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phát sinh chất thải. hoặc chỉ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dưới 300 kg/ngày được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương. hoặc phát sinh nước thải dưới 05 m3/ngày, khí thải dưới 50m3/giờ được xử lý bằng công trình thiết bị xử lý tại chỗ hoặc được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương.

3. Danh mục dự án đầu tư, cơ sở được miễn đăng ký môi trường quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Nghị định này.

Thẩm quyền đăng ký môi trường

– Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc nhận bản điện tử. Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đăng ký môi trường.

– Đối với dự án đầu tư, cơ sở trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp xã trở lên. Chủ dự án đầu tư, cơ sở được quyền chọn Ủy ban nhân dân cấp xã để đăng ký môi trường.

>>> Có thể bạn quan tâm: Các chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường

Nội dung đăng ký môi trường

Nội dung đăng ký môi trường bao gồm:

a) Thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở;

b) Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; công nghệ, công suất, sản phẩm; nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng (nếu có);

c) Loại và khối lượng chất thải phát sinh;

d) Phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải theo quy định;

đ) Cam kết thực hiện công tác bảo vệ môi trường.

Trong quá trình hoạt động, nếu dự án đầu tư, cơ sở có thay đổi về nội dung đã đăng ký, chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm đăng ký môi trường lại trước khi thực hiện các thay đổi đó.

Trường hợp việc thay đổi quy mô, tính chất của dự án đầu tư : Cơ sở thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường hoặc phải có giấy phép môi trường. Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm thực hiện quy định về ĐGTĐMT và giấy phép môi trường theo quy định của Luật này.

Thời điểm đăng ký môi trường

a) Dự án đầu tư quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải đăng ký môi trường trước khi vận hành chính thức;

b) Dự án đầu tư quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường. Phải đăng ký môi trường trước khi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng. Đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng. Hoặc trước khi xả chất thải ra môi trường đối với trường hợp không phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải đăng ký môi trường trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Tham khảo hồ sơ đăng ký môi trường

Cấp giấy phép môi trường

Quyền, nghĩa vụ của chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường

Chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường có quyền sau đây:

a) Được thực hiện các nội dung cấp phép môi trường quy định trong giấy phép môi trường;

b) Đề nghị cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường;

c) Quyền khác theo quy định của pháp luật.

Chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường có nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện đúng, đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong giấy phép môi trường. Trường hợp có thay đổi so với nội dung giấy phép đã được cấp, phải báo cáo cơ quan cấp giấy phép xem xét, giải quyết;

b) Nộp phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường;

c) Thực hiện đúng quy định về vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư. theo quy định tại Điều 46 của Luật này;

d) Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường;

đ) Công khai giấy phép môi trường, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, doanh nghiệp theo quy định;

e) Cung cấp các thông tin có liên quan theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về BVMT;

g) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép môi trường

– Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định, cấp giấy phép môi trường. Cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở. Chịu trách nhiệm về nội dung của giấy phép môi trường. Quản lý, lưu giữ hồ sơ, dữ liệu về giấy phép môi trường.

Đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng. Hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng. Đối với môi trường của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung,…

– Công khai trên cổng thông tin điện tử giấy phép môi trường. trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

– Tổ chức kiểm tra việc thực hiện nội dung, yêu cầu về bảo vệ môi trường. đối với dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật.

– Tiếp nhận và xử lý kiến nghị về bảo vệ môi trường đối với nội dung quy định trong giấy phép môi trường. Hướng dẫn chủ dự án đầu tư vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải. Và khắc phục ô nhiễm, sự cố môi trường (nếu có) trong quá trình vận hành thử nghiệm.

– Cơ quan cấp giấy phép vận hành, cập nhật dữ liệu vào hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường. Việc báo cáo, chia sẻ dữ liệu được thực hiện liên thông, trực tuyến trong hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.

Xem thêm Ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất

Mẫu văn bản đăng ký môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 

—————

(Địa điểm), ngày….. tháng ….. năm 20………

Kính gửi: (1) …………………………………………………………………………………………………

Gửi đến (1) kế hoạch bảo vệ môi trường để đăng ký với các nội dung sau đây:

I. Thông tin chung

1.1. Tên dự án, cơ sở (gọi chung là dự án):…

1.2. Tên chủ dự án: …

1.3. Địa chỉ liên hệ: …

1.4. Người đại diện theo pháp luật: …

1.5. Phương tiện liên lạc với chủ dự án: (số điện thoại, số Fax, E-mail .. .).

II. Thông tin cơ bản về hoạt động sản xuất, kinh doanh

2.1. Địa điểm thực hiện dự án: ………………………………………………………………………….

2.3. Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; sản phẩm và số lượng

……………………………………………………………………………………………………………

2.4. Diện tích mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (m2): ……………………………….

2.5. Nhu cầu nguyên liệu, vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất: …………………………….

2.6. Nhiên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất (dầu, than, củi, gas, điện…)

3. Phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải của dự án đầu tư, cơ sở:

– Phương án thu gom, quản lý và xử lý nước thải phát sinh hoặc dự kiến phát sinh:…………

– Phương án thu gom, quản lý và xử lý khí thải phát sinh hoặc dự kiến phát sinh: ……………

– Phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hoặc dự kiến phát sinh:……

– Phương án thu gom, quản lý, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, dự kiến phát sinh :…………………

– Phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải nguy hại phát sinh hoặc dự kiến phát sinh :……..

4. Cam kết thực hiện công tác bảo vệ môi trường:

Chúng tôi gửi kèm văn bản này 01 (một) Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐGTĐMT của dự án đầu tư, cơ sở (trường hợp dự án đầu tư, cơ sở đã có báo cáo ĐGTĐMT được phê duyệt theo quy định).

Chúng tôi cam kết bảo đảm về độ trung thực, chính xác của các thông tin, số liệu được nêu trong các tài liệu nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.

Trên đây là bài viết về đăng ký môi trường cũng như làm rõ các đối tượng và thủ tục đăng ký. Mọi ý kiến thắc mắc quý bạn đọc có thể liên hệ .

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

https://thutucphapluat.com/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

.

Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục