Các loại giấy phép con, Dịch Vụ

Điều kiện người nước ngoài mua nhà tại việt nam

Người nước ngoài được phép mua nhà tại Việt Nam, tuy nhiên để mua được nhà ở phải đáp ứng điều kiện nhất định. Dưới đây là bài viết của LegalZone về điều kiện người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam 2019.

Điều kiện người nước ngoài mua nhà tại việt nam theo quy định pháp luật.

Điều kiện người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam 2019

Người nước ngoài có được mua nhà tại Việt Nam? Theo khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam gồm:

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật liên quan.

– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (gọi là tổ chức).

– Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua 02 nhóm hình thức sau:

– Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam;

– Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Lưu ý:

+ Hình thức thuê mua nhà ở là việc người thuê mua thanh toán trước cho bên cho thuê mua 20% giá trị của nhà ở, trừ trường hợp người thuê mua có điều kiện thanh toán trước thì được thanh toán không quá 50%;

+ Số tiền còn lại phải trả thì được tính thành tiền thuê nhà để trả hàng tháng cho bên cho thuê mua trong một thời hạn nhất định; sau khi hết hạn thuê mua nhà ở và khi đã trả hết số tiền còn lại thì người thuê mua có quyền sở hữu đối với nhà ở đó.

Như vậy, người nước ngoài chỉ được mua, thuê mua nhà ở là căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, chứ không được mua ngoài khu vực này. 

>> Tham khảo: Giấy phép nhà thầu nước ngoài

Người nước ngoài có được mua nhà ở việt nam? Điều kiện để người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam

Theo Điều 74 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở thì người nước ngoài thuộc đối tượng trên thì có quyền mua nhà ở tại Việt Nam, tuy nhiên để được mua nhà thì phải có giấy tờ chứng minh. Cụ thể:

Trường hợp 1: Điều kiện với tổ chức

Tổ chức thì phải Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp còn hiệu lực tại thời điểm ký hợp đồng mua nhà, thuê mua nhà ở.

Trường hợp 2: Điều kiện với cá nhân

Cá nhân người nước ngoài phải đáp ứng 02 điều kiện sau:

– Có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam;

– Không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.

Trên đây là đối tượng và điều kiện người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam 2019. Theo đó, người nước ngoài chỉ được mua nhà ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở và phải đáp ứng đủ điều kiện theo từng trường hợp.

Hình thức sở hữu nhà của người nước ngoài tại Việt Nam

Quy định người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam xác định các giới hạn về hình thức sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại  khoản 2 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 như sau:

– Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

– Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Vì vậy, người nước ngoài có thể mua nhà ở tại Việt Nam nhưng chỉ có quyền sở hữu dưới 2 hình thức trên mà thôi.

Điều kiện người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam

Với nhu cầu người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Nhà Trang hay Phú Quốc ngày càng tăng thì việc tìm hiểu các quy định pháp luật về điều kiện người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam là cần thiết.

Theo quy định điều kiện người nước ngoài mua nhà, căn hộ chung cư tại Việt Nam 2019 như sau:

– Thứ nhất, Người nước ngoài phải thuộc diện được phép nhập cảnh vào Việt Nam, không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hay lãnh sự.

– Thứ hai, phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam.

– Thứ ba, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật Việt Nam. Lưu ý: cá nhân người nước ngoài không nhất thiết phải đăng ký tạm trú, thường trú tại nơi có nhà ở giao dịch

– Thứ tư, giới hạn số lượng nhà ở được giao dịch theo quy định tại Điều 76 Nghị định 99/2015/NĐ-CP

Người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư. Trường hợp là nhà riêng lẻ (biệt thự, nhà ở liền kề) ở khu vực có dân số tương đương một phường chỉ được mua không quá 250 căn.

Trường hợp 1 dự án hay từ 2 dự án trở lên mà có số lượng nhà ở riêng lẻ dưới 2500 căn, người nước ngoài mua bán nhà ở không quá 10% (250 căn) tổng số lượng nhà ở trong dự án đó.

Quy trình thủ tục, hợp đồng người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam

Khi có đủ các điều kiện người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam thì có thể chuẩn bị các giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng để làm các thủ tục mua nhà theo hướng dẫn quy định tại Luật Nhà ở 2014 như sau:

Giấy tờ  cho người nước ngoài mua nhà ở, chung cư tại Việt Nam

Người nước ngoài mua nhà cần giấy tờ gì? Theo quy định để được sở hữu nhà ở thì người nước ngoài cần chứng minh thuộc đối tượng và điều kiện sở hữu nhà ở mà Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định bao gồm những loại giấy tờ sau:

Khoản 1 Điều 74 Nghị định quy định về các loại giấy tờ chứng minh là đối tượng và điều kiện mua nhà, sở hữu nhà ở của người nước ngoài ở Việt Nam đó là:

“1. Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.”

Ký kết hợp đồng mua bán nhà ở

Việc người nước ngoài mua bán nhà ở phải thực hiện ký kết hợp đồng mua bán nhà đất có nội dung và hình thức theo đúng luật quy định tại Điều 121, 122, 123 Luật Nhà ở và phải thực hiện công chứng, chứng thực.

Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho người nước ngoài

Việc cấp giấy chứng nhận chuyển sử dụng đất hay người nước ngoài mua nhà chuyển nhượng cần phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở theo các quy định luật người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam đó là:

  • Làm đơn đề nghị cấp GCN quyền sở hữu nhà ở theo mẫu 04/ĐK (Thông tư 23/2014/TT-BTNMT)
  • Giấy tờ chứng minh là đối tượng và điều kiện mua nhà, sở hữu nhà ở của người nước ngoài ở Việt Nam
  • Bản sao hợp đồng chuyển nhượng mua bán nhà ở có công chứng, chứng thực.
  • Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền SDĐ, quyền SH nhà ở tại nơi có nhà ở.

Thông thường, sau khi đã hoàn thành việc nhận bàn giao và tất toán hợp đồng mua bán (khoảng 30 ngày) chủ đầu tư sẽ tiến hành thông báo yêu cầu khách hàng nộp hồ sơ để làm sổ đỏ theo đúng quy định của pháp luật.

– Nếu hồ sơ hợp lệ tiếp nhận và hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ tài chính

– Nếu hồ sơ không hợp lệ, đầy đủ thì sau 3 ngày nhận hồ sơ cơ quan có thẩm quyền thông báo hoàn trả và hướng dẫn bổ sung hoàn thiện theo đúng quy định.

Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính

Bước 4: Cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà

Thời hạn để chủ đầu tư thực hiện thủ tục làm sổ đỏ cho khách thường kéo dài trong 50 ngày kể từ ngày khách hàng nộp hồ sơ theo thông báo. Thời hạn cấp sổ đỏ sẽ tùy thuộc vào cơ quan Nhà nước ( tkhoảng 3-6 tháng từ khi nộp hồ sơ).

Thời hạn sở hữu nhà của người nước ngoài

Thứ năm, cá nhân người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bằng thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán nhưng tối đa không quá 50 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận và có thể gia hạn nếu có nhu cầu.

Nếu như người nước ngoài kết hôn với công dân là Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo hình thức ổn định, lâu dài như công dân Việt Nam.

Về thời hạn người nước ngoài sở hữu nhà khi nhận chuyển nhượng thì tối đa không quá 50 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận và ghi rõ trong Giấy chứng nhận”. Trường hợp chuyển nhượng cho người nước ngoài khác thì bên nhận chuyển nhượng có thời hạn sở hữu trong thời hạn còn lại không phải là 50 năm như ban đầu.

Nếu hết thời hạn sở hữu nhà ở mà không xin gia hạn, không bán, tặng cho các đối tượng thuộc sở hữu nhà ở Việt Nam thì bất động sản này thuộc quyền sở hữu của Nhà nước.

Đối với trường hợp người nước ngoài thuê nhà ở Việt Nam sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ với chủ đầu tư theo hợp đồng thuê nhà ở, nếu người nước ngoài thuê nhà kinh doanh (cho thuê lại) thì phải được sự đồng ý của bên chủ đầu tư.

Trên đây là bài viết hướng dẫn về điều kiện người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam. Liên hệ ngay với Legalzone để được tư vấn và hỗ trợ. 

Người nước ngoài có được mua đất ở Việt Nam không