Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Doanh nghiệp và đầu tư

Doanh nghiệp và đầu tư

Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Đầu tư 2020 ban hành và có hiệu lực vào năm 2021 mang nhiều ý nghĩa và tác động lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp. Vậy Doanh nghiệp là gì ? Đầu tư là gì? Bài viết về chủ đề ” doanh nghiệp và đầu tư” dưới đây của Legalzone sẽ tổng hợp và giải quyết những thắc mắc đó.

Tìm hiểu về Doanh nghiệp theo luật Doanh nghiệp 2020

 Doanh nghiệp là gì ?

Căn cứ, theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020.

Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của phập luật nhằm mục đích kinh doanh.

 Các loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp thường được phân loại theo tính chất, đặc điểm:

  • Doanh nghiệp nhà nước và Doanh nghiệp tư nhân;
  • Doanh nghiệp trong nước và Doanh nghiệp nước ngoài.

Theo như định nghĩa về doanh nghiệp và căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020

Có tất cả 05 loại doanh nghiệp, bao gồm:

  • Công ty TNHH 1 thành viên;
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
  • Công ty cổ phần;
  • Công ty hợp danh;
  • Doanh nghiệp tư nhân;

 Doanh nghiệp nào có tư các pháp nhân?

Theo khoản 1 Điều 74 Bộ luật dân sự 2015, một tổ chức được coi là có tư cách pháp nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Trong các loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh là 02 loại hình doanh nghiệp mà tài sản của chủ doanh nghiệp và thành viên công ty không tách bạch với tài sản của công ty. Họ phải chịu trách nhiệm với công ty bằng chính tài sản của mình nếu như tài sản của công ty không đủ thực hiện nghĩa vụ.

Như vậy, chỉ có các loại hình doanh nghiệp sau là có tư cách pháp nhân:

+ Công ty cổ phần.

+ Công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

+Công ty hợp danh.

Một số doanh nghiệp hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận: doanh nghiệp xã hội.

Như thế nào thì được gọi là doanh nghiệp nhà nước?

Doanh nghiệp Nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty TNHH, công ty CP, bao gồm:

Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:

+ Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà nước;

Là công ty mẹ của tổng công ty Nhà nước;

Là công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;

+ Công ty TNHH 1 thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết:

+ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty CP do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty Nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;

+ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty CP là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

 Doanh nghiệp nước ngoài

Luật Đầu tư 2020 không đề cập trực tiếp loại hình doanh nghiệp này.

Mà chỉ định nghĩa một cách khái quát tại Khoản 17 Điều 3 như sau:

Doanh nghiệp FDI là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài bao gồm:

  • Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
  • Doanh nghiệp có cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư (góp vốn thành lập, mua vốn góp).

Tìm hiểu về đầu tư theo Luật đầu tư 2020

Khái niệm về đầu tư

Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn, tài sản theo các hình thức và cách thức do pháp luật quy định để thực hiện hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế, xã hội khác.

Các ngành nghề cấm đầu tư:

+ Kinh doanh các chất ma tuý;

+ Các loại hóa chất, khoáng vật;

+ Mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã;

+ Mại dâm;

+ Mua bán người;

+ Hoạt động sinh sản vô tính trên người.

Các hình thức đầu tư hiện nay:

  • Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
  • Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Chính sách đầu tư kinh doanh:

Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm.

Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Nhà đầu tư được tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên khác theo quy định của pháp luật.

Nhà đầu tư bị đình chỉ, ngừng, chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh nếu hoạt động này gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia.

Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư.

Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế.

Nhà nước tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về đầu tư mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Trên đây, là bài tổng hợp quy định của pháp luật về “doanh nghiệp và đầu tư” .

Nếu các bạn còn bất kỳ thắc mắc nào và cần hỗ trợ tư vấn hãy liên hệ Legalzone, Legalzone sẵn lòng mang lại giá trị tư vấn tốt nhất cho bạn!

Tìm kiếm

VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

tu-van-phap-luat-theo-gio.png

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký