Khi mục đích hôn nhân không đạt được, ly hôn là việc nên làm. Đơn phương ly hôn khi Vợ/ Chồng vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ hôn nhân. Ly hôn đơn phương được chấp thuận trong những trường hợp nào? Tham khảo bài viết của LegalZone cập nhật mới nhất 2019 nhé.
Đơn phương ly hôn theo quy định của pháp luật
Vấn đề đơn phương xin ly hôn được quy định tại Điều 56 luật hôn nhân gia đình 2014 như sau:
- Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
- Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
- Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Như vậy, để được Tòa án giải quyết cho ly hôn thì cần phải có căn cứ ly hôn. Căn cứ để một trong các bên yêu cầu ly hôn là: Tình trạng hôn nhân trầm trọng và Mục đích của hôn nhân không đạt được.
Hồ sơ đơn phương ly hôn gồm những giấy tờ gì?
Trong trường hợp bạn đơn phương xin ly hôn, bạn sẽ phải gửi hồ sơ tại TAND cấp quận, huyện nơi chồng hoặc vợ cư trú, làm việc.
Hồ sơ Đơn phương ly hôn bao gồm những giấy tờ sau:
- Đơn xin ly hôn
- Giấy đăng ký kết hôn (Bản chính)
- Hộ khẩu (Bản sao)
- Bản sao chứng minh nhân dân của vợ và chồng
- Bản sao giấy khai sinh của con chung (nếu có con)
- Các giấy tờ chứng minh về tài sản và quyền nuôi con
Tham khảo: Dịch vụ ly hôn trọn gói của LegalZone
Có thể đơn phương ly hôn không?
Thủ tục đơn phương ly hôn
Đối với thủ tục đơn phương ly hôn thì phải giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự trong đó các bên bắt buộc phải qua bước hòa giải tại Tòa án. Quy trình ly hôn đơn phương được thực hiện qua các bước như sau đây:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Chồng hoặc vợ nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin đơn phương ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi bị đơn (chồng hoặc vợ) đang cư trú và làm việc
Bước 2: Trong thời hạn tám ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn khởi kiện và hồ sơ hợp lệ thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.
Bước 3: Đương sự nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện căn cứ vào thông báo của Tòa án. Nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án và tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục ly hôn đơn phương chung, ra Bản án hoặc Quyết định giải quyết vụ án.
Đơn phương ly hôn trong trường hợp vắng mặt
Vắng mặt trong giai đoạn hòa giải và chuẩn bị xét xử
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm thì Toà án sẽ tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Thông báo về việc tiến hành hòa giải sẽ được Tòa án gửi cho cả nguyên đơn và bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (nếu có). Tuy nhiên trong trường hợp nếu bị đơn đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt thì sẽ coi vụ án ly hôn của vợ chồng không tiến hành hoà giải được (theo khoản 1 Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
Vắng mặt tại phiên tòa xét xử vụ án.
Quy định tại điều 227 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:
-
Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất:
Đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.
-
Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai
Đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau: Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ.
Như vậy, trong trường hợp Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà bị đơn vắng mặt tại phiên tòa nhưng không vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì vụ án ly hôn của vợ chồng sẽ được Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt bị đơn.
Ly hôn đơn phương mất thời gian bao lâu?
Theo quy định tại Điều 54 Luật hôn nhân gia đình 2014 về trình tự giải quyết vụ việc dân sự thì: “Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”. Theo khoản 1, khoản 4 Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về thời hạn chuẩn bị xét xử:
Khoản 1: Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:
a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;
b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.
Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Khoản 4: Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
Như vậy, thời hạn cho việc giải quyết đơn phương ly hôn là 04 tháng (được tính kể từ khi Tòa án thụ lý giải quyết vụ án). Tuy nhiên, nếu như vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì có thể được gia hạn nhưng không quá 02 tháng. Tòa án phải mở phiên tòa trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Chi phí cho Đơn phương ly hôn
Người yêu cầu giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương phải nộp 300.000 đồng án phí (không phụ thuộc vào việc Tòa án có chấp nhận yêu cầu khởi kiện hay không). Theo quy định tại Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 thì mức án phí cụ thể sẽ được xác định dựa theo yêu cầu của đương sự.
Án phí khi có yêu cầu giải quyết tranh chấp về tài sản
Giá trị tài sản có tranh chấp |
Mức án phí |
a) Từ 4.000.000 đồng trở xuống |
200.000 đồng |
b) Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng |
5% giá trị tài sản có tranh chấp |
c) Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng |
20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng |
d) Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng |
36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng |
e) Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng |
72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng |
f) Từ trên 4.000.000.000 đồng |
112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng. |
- Trong quá trình thực hiện thủ tục đơn phương ly hôn thì người thực hiện thủ tục có yêu cầu cấp bản sao giấy tờ, chụp tài liệu phải đóng lệ phí tòa án là 1.000 đồng/ 01 trang
- Nếu việc giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương phát sinh việc định giá tài sản chung để thực hiện việc chia tài sản thì người yêu cầu sẽ phải đóng phí định giá tài sản
- Khi người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện nghĩa vụ theo quy định thì người yêu cầu tòa án giải quyết nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ phải nộp án phí
Như vậy, có thể thấy tùy thuộc vào từng vụ việc cụ thể mà án phí khi ly hôn đơn phương khác nhau.
Đây được xem như là một giải pháp được nhiều người lựa chọn khi có nhu cầu ly hôn đơn phương. Từ những chia sẻ trên về hồ sơ, thủ tục, thời gian, trình tự…khi ly hôn đơn phương, bạn có thể nhận thấy rằng đó là một công việc không hề đơn giản và dễ dàng. Nếu như bạn không chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết, những chứng cứ chứng minh tài sản, cũng như không hiểu rõ về trình tự pháp luật, rất có thể bạn sẽ gặp sai lầm, phải làm lại giấy tờ, hồ sơ, bị tòa án trả lại đơn mà không được giải quyết…rất mất thời gian. Hơn nữa, quyền lợi của bạn lại không thể được đảm bảo tuyệt đối. Lúc này, giải pháp tốt nhất cho bạn là nhờ đến sự hỗ trợ của luật sư tư vấn ly hôn.
– Nộp đơn ly hôn 2019 ở đâu?
Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện là nơi có thẩm quyền giải quyết thủ tục sơ thẩm về ly hôn.
* Đối với trường hợp thuận tình ly hôn
Điều 55 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định nếu hai vợ chồng thuận tình ly hôn thì có thể thỏa thuận đến Tòa án nơi cư trú của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án sẽ phân công Thẩm phán giải quyết.
* Đối với trường hợp đơn phương ly hôn
Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về hôn nhân và gia đình. Do đó, trong trường hợp đơn phương ly hôn, Tòa án nơi có thẩm quyền giải quyết sẽ là nơi bị đơn cư trú, làm việc.
-Thời gian giải quyết ly hôn 2019 là bao lâu?
Cũng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, thời gian giải quyết của một vụ ly hôn thuận tình kéo dài khoảng 02 – 03 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn.
Trong trường hợp đơn phương ly hôn, thời gian giải quyết kéo dài hơn, có thể từ 04 – 06 tháng. Trên thực tế, do có thể phát sinh những tranh chấp về quyền nuôi con, về tài sản thì thời gian giải quyết còn có thể kéo dài hơn.
Vấn đề nộp án phí khi ly hôn
Theo Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14, mức án phí khi ly hôn cụ thể như sau:
– Án phí cho một vụ việc ly hôn không có tranh chấp về tài sản là 300.000 đồng;
– Đối với những vụ việc có tranh chấp về tài sản thì ngoài mức án phí 300.000 đồng, đương sự còn phải chịu án phí với phần tài sản có tranh chấp, được xác định theo giá trị tài sản tranh chấp.
Mẫu đơn xin ly hôn cụ thể
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do- Hạnh phúc
—-o0o—–
ĐƠN KHỞI KIỆN
(v/v ly hôn)
Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN (1) ………………..
Người khởi kiện:………………………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………………………………
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)
Người bị kiện:………………………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ………………………………………………………………………………………………………………………….
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)
Yêu cầu Toà án nhân dân (1)………… giải quyết những vấn đề sau đối với bị đơn:
1.Về quan hệ hôn nhân:
Năm ………., chúng tôi kết hôn trên cơ sở tự nguyện, có tổ chức lễ cưới theo phòng tục truyền thống, có đăng ký kết hôn tại UBND ………………
Thời gian đầu cuộc sống vợ chồng với hòa thuận hạnh phúc, nhưng mấy năm về sau phát sinh mâu thuẫn nên thường cãi vã. Anh…. nghiện rượu nên thường xuyên gây sự, đánh đập, ngược đãi tôi.
Bố mẹ chồng thường bao che cho con trai nên sỉ nhục và đuổi tôi ra khỏi nhà. Những lần va chạm chính quyền địa phương, khu phố đều đến can thiệp nhưng anh… vẫn không sửa đổi tính cách.
Anh… không có công việc ổn định, không có trách nhiệm với vợ con. Vì vậy, khi con tôi được khoảng một tuổi thì vợ chồng phát sinh mâu thuẫn trầm trọng, chúng tôi sống ly thân về mặt tình cảm từ đó đến nay.
2. Về con chung:
Trong quá trình chung sống, chúng tôi có …………..con chung là cháu: ………………………, sinh ngày ………………………… Do cháu đang còn nhỏ, nay ly hôn tôi đề nghị Tòa án giao cho tôi được trực tiếp nuôi con, anh ………………….. có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con đến khi cháu trưởng thành.
Kính đề nghị Tòa án xem xét.
3. Về tài sản :
Trong quá trình chung sống, chúng tôi không có tài sản chung. Nay ly hôn không yêu cầu tòa án giải quyết
4. Về công nợ:
Trong quá trình chung sống, chúng tôi không có công nợ chung. Nay ly hôn không yêu cầu tòa án giải quyết
Trên đây là toàn bộ những yêu cầu của tôi, đề nghị tòa án xem xét, giải quyết. Ngoài ra tôi không khiếu nại gì thêm, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
Kính mong quý Tòa xem xét giải quyết trong thời hạn luật định.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
……….., ngày ….. tháng …. năm ………
Người khởi kiện
Những tài liệu gửi kèm theo đơn:
1. Chứng minh nhân dân (bản chứng thực)
2. Sổ hộ khẩu (Bản chứng thực)
3. Giấy khai sinh (Bản chứng thực)
4. Đăng ký kết hôn
5. Một số giấy tờ khác có liên quan
Chú thích:
1. Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào
Ví dụ: Toà án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B, nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Toà án đó.
Hướng dẫn cách ghi mẫu đơn đơn phương ly hôn 2019:
Về quan hệ hôn nhân:
Theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được như:
– Vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình
– Vợ hoặc chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng
– Vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn
Về con chung:
Người xin don phuong ly hon phải trình bày rõ vợ chồng có mấy người con, yêu cầu đối với quyền nuôi con cũng như cấp dưỡng như thế nào. Nếu muốn nuôi con thì yêu cầu người còn lại cấp dưỡng bao nhiêu? Hoặc bản thân có thể cấp dưỡng bao nhiêu để người kia được nuôi con.
Về tài sản chung:
Về nguyên tắc, nếu trong thời kỳ hôn nhân có tài sản chung thì khi ly hôn tài sản đó sẽ chia đôi. Tuy nhiên, Tòa sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố để quyết định phân chia tài sản như thế nào. Các căn cứ như:
+ Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
+ Công sức đóng góp của vợ, chồng
+ Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
+ Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng
Do vậy, cần phải ghi rõ thông tin và đề nghị chia tài sản chung. Nếu không có thì cũng nêu rõ không có và không yêu cầu Tòa án chia.
Về công nợ:
Nếu trong quá trình sinh sống, hai vợ chồng có công nợ chung và muốn Tòa chia thì cũng nêu rõ thông tin, căn cứ và yêu cầu chia các khoản nợ đó. Nếu không có thì ghi rõ không có và không yêu cầu Tòa án chia.
Trên đây là những tổng hợp những điều cần biết về Đơn phương ly hôn. Để tìm hiểu thêm các quy định liên quan đến ly hôn và Luật hôn nhân gia đình, Liên hệ với luật sư của LegalZone ngay nhé!
———————————-
LEGALZONE COMPANY
Hotline tư vấn: 088.888.9366
Email: [email protected]
Webside: https://legalzone.vn/
Head Office: ECOLIFE BUILDING, 58 To Huu Street,
Trung Van Ward, Nam Tu Liem District, Hanoi
———————————-
Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy
Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy
Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy
Xem thêm: Giải quyết các vấn đề tranh chấp khác tại:
https://legalzone.vn/tranh-chap-ve-cac-van-de-dan-su-khac/
Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd