Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN GÓP VỐN

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN GÓP VỐN

Tranh chấp về tài sản góp vốn giữa các thành viên công ty là một trong các vấn đề mà doanh nghiệp cần lưu ý để tránh những thiệt hại ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của công ty. Vậy làm sao giải quyết TRANH CHẤP VỐN GÓP giữa các thành viên công ty Luật sư legalzone sẽ cung cấp những thông tin bài viết dưới đây.

KHÁI NIỆM GÓP VỐN VÀ PHẦN VỐN GÓP ?

Căn cứ theo Khoản 13 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.

Theo Khoản 27 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 quy định Phần vốn góp là tổng giá trị tài sản của một thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Tỷ lệ phần vốn góp là tỷ lệ giữa phần vốn góp của một thành viên và vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.

Hình thức góp vốn của thành viên công ty

Căn cứ Khoản 1 Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020 quy định tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Góp vốn bằng tài sản:

  • Góp vốn bằng tiền mặt.
  • Góp vốn bằng phương tiện sản xuất, kinh doanh.
  • Góp vốn bằng quyền tài sản: góp vốn bằng quyền hưởng dụng, góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ và góp vốn bằng sản nghiệp thương mại.

Góp vốn bằng tri thức:

Người góp vốn bằng tri thức đảm bảo việc mang tri thức phục vụ cho lợi ích công ty nhưng với hình thức góp vốn này thì rất khó để xác định giá trị phần vốn góp của cá nhân.

Góp vốn bằng hoạt động hay công việc:

Giá trị của công sức góp vào công ty rất khó trị giá chính xác bằng tiền. Vì vậy các thành viên tự thỏa thuận về giá trị của nó để bù đắp lại bằng quyền lợi của công ty.

Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn:

Đây cũng là một hình thức thực hiện việc góp vốn. Với việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty để đổi lấy quyền lợi công ty và trở thành chủ sở hữu chung của công ty là một vấn đề tương đối phức tạp, vì vậy pháp luật phải có quy định riêng biệt về mặt thủ tục và hình thức chứng cứ của việc đó.

Nghĩa vụ góp vốn của thành viên công ty

Đối với loại hình công ty hợp danh, căn cứ Điều 47 Luật doanh nghiệp 2020 quy định NGHĨA VỤ GÓP VỐN của các thành viên công ty được quy định như sau:

  • Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết.
  • Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.

Đối với loại hình Công ty TNHH MỘT THÀNH VIÊN, căn cứ Điều 185 Luật doanh nghiệp 2020 quy định NGHĨA VỤ GÓP VỐN của các thành viên công ty hợp danh được quy định như sau:

  • Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.
  • Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.
  • Trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.

Tranh chấp giữa các thành viên công ty về tài sản góp vốn

Đối với các tranh chấp giữa các thành viên công ty về tài sản góp vốn, việc này bắt nguồn từ việc thành viên không thực hiện nghĩa vụ góp vốn hoặc việc thực hiện góp vốn không đúng theo cam kết về số lượng, thời gian, loại tài sản góp vốn. Các thành viên không thực hiện việc góp vốn hoặc thực hiện việc góp vốn không theo đúng cam kết sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty hoặc các thành viên này có thể thỏa thuận lại với công ty về cam kết góp vốn và đồng thời phải bồi thường những tổn thất mà thành viên này gây ra cho công ty.

Phương thức giải quyết tranh chấp

  • Thương lượng
  • Hòa giải
  • Trọng tài thương mại
  • Tố tụng tại Tòa án

>>> Mời tham khảo: Tư vấn thường xuyên cho Doanh nghiệp

Trên đây là bài viết về GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN GÓP VỐN của công ty Luật Legalzone. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ. Hoặc bạn có thể tham khảo các thủ tục trên trang Thủ tục pháp luật của chúng tôi.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

https://thutucphapluat.com/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzon

Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục