Giấy phép bán lẻ đối với nhà đầu tư nước ngoài
Việt Nam có một thị trường bán lẻ hấp dẫn, giàu tiềm năng, thu hút không chỉ các nhà đầu tư trong nước mà còn rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Đã có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài từ Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, … Tuy nhiên, khi muốn thực hiện hoạt động bán lẻ tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng điểu kiện nhất định. Theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP, các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi muốn lập cơ sở bán lẻ tại Việt Nam cần phải được cấp Giấy phép kinh doanh và Giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Legalzone giới thiệu đến bạn đọc thủ tục cấp Giấy phép bán lẻ đối với nhà đầu tư nước ngoài trong bài viết dưới đây.
Thủ tục cấp Giấy phép bán lẻ đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định pháp luật
Giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng hóa
Giải thích từ ngữ
Phân phối là các hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý bán hàng hóa và nhượng quyền thương mại.
Bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng.
Cơ sở bán lẻ là địa điểm thực hiện hoạt động bán lẻ.
Cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất là cơ sở bán lẻ được lập ở Việt Nam bởi một trong những nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ ở Việt Nam, hoặc được lập dưới cùng tên, nhãn hiệu với ít nhất một cơ sở bán lẻ do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có tại Việt Nam.
Trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, thì:
“Giấy phép kinh doanh được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các hoạt động sau:
a) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;
…
c) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này”.
Trường hợp không phải lập cơ sở bán lẻ hàng hóa
Bên cạnh đó, Điều 6 Nghị định 09/2018/NĐ-CP cũng quy định các trường hợp không phải lập cơ sở bán lẻ hàng hóa, bao gồm:
“1. Ngoài các hoạt động thuộc trường hợp phải cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế thuộc trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư được quyền thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này sau khi đăng ký thực hiện các hoạt động đó tại các giấy tờ có liên quan theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp.
2. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường, đăng ký thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền lấy ý kiến Bộ Công Thương trước khi cấp, thay đổi đăng ký thực hiện các hoạt động đó tại các giấy tờ có liên quan theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp”.
Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh
Thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh được quy định tại Điều 8 Nghị định 09/2018/NĐ-Cp, cụ thể:
Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép kinh doanh.
Đồng thời, đối với hàng hóa kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí; Cơ quan cấp Giấy phép tiến hành lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh.
Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP thì điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh được cụ thể như sau:
Trường hợp 1
Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa
a) Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
b) Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
c) Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.
Trường hợp 2
Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:
a) Điều kiện quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 9 Nghị định 09/2018:
– Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
– Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.
b) Đáp ứng tiêu chí sau:
– Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;
– Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;
– Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;
– Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Trường hợp 3
Trường hợp dịch vụ kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Điều kiện quy định tại trường hợp 2.
Trường hợp 4
Trường hợp hàng hóa kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Dầu, mỡ bôi trơn; gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí
a) Điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP;
b) Đối với hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn: Xem xét cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thực hiện một trong các hoạt động sau:
– Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam;
– Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù.
c) Đối với hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí: Xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó.
Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại Điều 12 Nghị định 09/2018/NĐ-CP bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP).
2. Bản giải trình có nội dung:
a) Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh tương ứng theo quy định tại Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP;
b) Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;
c) Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;
d) Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh, trong trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
3. Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.
4. Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).
Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh đối với trường hợp phải xin ý kiến Bộ Công thương
– Hồ sơ gồm 03 bộ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra việc đáp ứng điều kiện tương ứng quy định tại Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP:
a) Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
b) Trường hợp đáp ứng ứng điều kiện: Cơ quan cấp Giấy phép gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành.
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương và bộ quản lý ngành căn cứ vào nội dung tương ứng quy định tại Điều 10 Nghị định 09/2018/NĐ-CP để có văn bản chấp thuận cấp Giấy phép kinh doanh. Trường hợp từ chối, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do (Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP).
Căn cứ xem xét chấp thuận cấp Giấy phép kinh doanh gồm:
– Sự phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực của vùng, quốc gia.
– Tiến trình đàm phán mở cửa thị trường của Việt Nam.
– Nhu cầu mở cửa thị trường của Việt Nam.
– Chiến lược hợp tác với đối tác nước ngoài của Việt Nam.
– Quan hệ ngoại giao, vấn đề an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
Điều kiện được cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
Trường hợp lập cơ sở bán lẻ thứ nhất
– Có kế hoạch về tài chính để lập cơ sở bán lẻ;
– Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã được thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên;
Địa điểm lập cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý.
Trường hợp lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất không phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT)
Đáp ứng các điều kiện tương tự với điều kiện lập cơ sở bán lẻ thứ nhất.
Trường hợp lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế
– Đáp ứng các điều kiện tương tự với điều kiện lập cơ sở bán lẻ thứ nhất;
– Đáp ứng tiêu chí Kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT), bao gồm:
- Quy mô của khu vực thị trường địa lý chịu ảnh hưởng khi cơ sở bán lẻ hoạt động;
- Số lượng các cơ sở bán lẻ đang hoạt động trong khu vực thị trường địa lý;
- Tác động của cơ sở bán lẻ tới sự ổn định của thị trường và hoạt động kinh doanh của các cơ sở bán lẻ, chợ truyền thống trong khu vực thị trường địa lý;
- Ảnh hưởng của cơ sở bán lẻ tới mật độ giao thông, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy trong khu vực thị trường địa lý;
Khả năng đóng góp của cơ sở bán lẻ đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực thị trường địa lý, cụ thể: Tạo việc làm cho lao động trong nước; Đóng góp cho sự phát triển và hiện đại hóa ngành bán lẻ trong khu vực thị trường địa lý; Cải thiện môi trường và điều kiện sống của dân cư trong khu vực thị trường địa lý; Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
– Giấy phép lập cơ sở bán lẻ có thời hạn tương ứng với thời hạn còn lại trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ. Trường hợp không có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ tương ứng với thời hạn được ghi trong tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ;
– Thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được cấp lại bằng thời hạn còn lại của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đã được cấp;
– Thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được gia hạn tương ứng với thời hạn còn lại trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ. Trường hợp không có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ tương ứng với thời hạn được ghi trong tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ.
Hồ sơ cấp Giấp phép lập cơ sở bán lẻ
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP).
– Bản giải trình có nội dung:
-
- Địa điểm lập cơ sở bán lẻ: Địa chỉ cơ sở bán lẻ; mô tả khu vực chung, có liên quan và khu vực sử dụng để lập cơ sở bán lẻ; giải trình việc đáp ứng điều kiện phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý; kèm theo tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ;
- Kế hoạch kinh doanh tại cơ sở bán lẻ: Trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;
- Kế hoạch tài chính cho việc lập cơ sở bán lẻ: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính.
– Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.
– Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ (nếu có), Giấy phép kinh doanh.
– Bản giải trình các tiêu chí ENT, trong trường hợp phải thực hiện ENT.
Trình tự cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
Trường hợp cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ và cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất không phải thực hiện thủ tục ENT
Bước 1:
Nhà đầu tư gửi 02 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Sở Công thương nơi đặt cơ sở bán lẻ.
Bước 2:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Công thương kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.
Bước 3:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Sở Công thương kiểm tra việc đáp ứng điều kiện:
a) Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Công thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
b) Trường hợp đáp ứng điều kiện, Sở Công thương gửi hồ sơ lấy ý kiến Bộ Công Thương.
Bước 4:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ; trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Bước 5:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, Sở Công thương cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
Trường hợp Bộ Công Thương từ chối, Sở Công thương phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Trường hợp cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thực nhất mà phải thực hiện ENT
Bước 1:
Nhà đầu tư gửi 02 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Sở Công thương nơi đặt cơ sở bán lẻ.
Bước 2:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Công thương kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.
Bước 3:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Sở Công thương kiểm tra việc đáp ứng điều kiện:
a) Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Công thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
b) Trường hợp đáp ứng điều kiện, Sở Công thương đề xuất thành lập Hội đồng ENT.
Bước 4:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị thành lập Hội đồng ENT, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng ENT.
Bước 5:
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng ENT đánh giá các tiêu chí ENT để Chủ tịch Hội đồng ENT có văn bản kết luận đề xuất.
Bước 6:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kết luận đề xuất của Chủ tịch Hội đồng ENT:
- a) Trường hợp văn bản kết luận đề xuất không cấp phép, Sở Công thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
- b) Trường hợp văn bản kết luận đề xuất cấp phép, Sở Công thương gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công thương.
Bước 7:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công thương có văn bản chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ; trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Bước 8:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, Sở Công thương cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
Trường hợp Bộ Công Thương từ chối, Sở Công thương phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục cấp Giấy phép bán lẻ đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm Giấy phép kinh doanh và Giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Liên hệ ngay với Legalzone để được tư vấn và hỗ trợ nhé.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
LEGALZONE COMPANY
Hotline tư vấn: 088.888.9366
Email: [email protected]
Website: https://legalzone.vn/
Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
———————————-
Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy
Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy
Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy
Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd
Danh mục
- Bản quyền tác giả
- Bảo hiểm
- Các loại giấy phép con
- Các loại giấy phép kinh doanh
- Chưa được phân loại
- Đầu tư ra nước ngoài
- Đầu tư tài chính
- Đầu tư trong nước
- Dịch Vụ
- Dịch vụ tố tụng dân sự
- Điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Doanh nghiệp trong nước
- Đòi quyền lợi trong giải phóng mặt bằng
- Giải quyết tranh chấp về đất đai, thừa kế
- Giải quyết việc hôn nhân, chia tài sản và giành quyền nuôi con
- Giấy khai sinh
- Giấy khai sinh
- Góc nhìn toàn cảnh vụ án hình sự
- Hợp đồng lao động
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật dân sự
- Luật Đất Đai
- Luật đầu tư
- Luật giao thông đường bộ
- Luật hình sự
- Luật hóa chất
- Luật Hôn nhân và gia đình
- luật kinh doanh bất động sản
- Luật kinh doanh bất động sản
- Luật nhận con nuôi
- Luật sư
- Luật thuế
- Luật Xây dựng
- nuôi con nuôi
- Pháp luật & đời sống
- Sở hữu trí tuệ
- Sở hữu trí tuệ- Bảo hộ nhãn hiệu
- Thành lập chi nhánh – văn phòng đại diện
- Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài
- Thành lập doanh nghiệp
- Thành lập doanh nghiệp
- Thay đổi đăng ký doanh nghiệp
- Thủ tục pháp luật
- Tin tức
- Tranh chấp về các vẫn đề dân sự khác
- Tư vấn cho thân chủ trong vụ án hình sự
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn doanh nghiệp
- Tư vấn luật Đầu tư
- Tư vấn luật Hình sự
- Tư vấn thủ tục công bố mỹ phẩm
- Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
- Tuyển dụng
- Uncategorized
- Xây dựng hợp đồng