nuôi con nuôi

Hồ sơ nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

nhận con nuôi người nước ngoài

Thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài đã được quy định tại Luật nuôi con nuôi. Tuy nhiên, Để nắm rõ hơn các quy định về hồ sơ. Bài viết dưới đây Legalzone xin cung cấp cho bạn đọc các thông tin cần thiết về Hồ sơ nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Hồ sơ nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật hiện nay
nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài (khoản 5 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi 2010).

Việc nhận nuôi phải được thực hiện theo những nguyên tắc được nêu tại Điều 5 Luật Nuôi con nuôi với thứ tự ưu tiên:

– Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;

– Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;

– Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;

– Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

– Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.

Trong đó, chỉ được cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được người nhận nuôi ở trong nước.

Hồ sơ nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 

Đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam

  • Đơn xin nhận con nuôi;
  • Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
  • Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;
  • Bản điều tra về tâm lý, gia đình;
  • Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;
  • Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;
  • Phiếu lý lịch tư pháp;
  • Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân.

Lưu ý:

  • Các giấy tờ trên phải do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận phải được hợp pháp hóa lãnh sự khi sử dụng ở Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Hồ sơ của người nhận con nuôi được lập thành 02 bộ và nộp cho Bộ Tư pháp thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi người nhận con nuôi thường trú.
  • Trường hợp được xin đích danh, người nhận con nuôi cần phải có thêm tài liệu chứng minh mình thuộc các trường hợp đó;

 Đối với trường hợp người nước ngoài thường trú tại Việt Nam

  • Đơn xin nhận con nuôi;
  • Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
  • Phiếu lý lịch tư pháp;
  • Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
  • Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi.

Lưu ý:

Hồ sơ của người nhận con nuôi được nộp cho Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc có thể trực tiếp nộp hồ sơ cho Bộ Tư pháp

Nhận con nuôi đích danh là gì
Nhận con nuôi đích danh là gì

Hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi

Hồ sơ được lập thành 03 bộ, gồm những giấy tờ sau:

  • Giấy khai sinh;
  • Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
  • Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi;
  • Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi;
  • Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích;
  • Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;

Người nước ngoài nhận con nuôi đăng ký ở đâu?

Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi được quy định cụ thể tại Điều 9 Luật Nuôi con nuôi và hướng dẫn tại Điều 2 Nghị định 19/2011/NĐ-CP của Chính phủ (sửa đổi bởi Nghị định 24/2019/NĐ-CP):

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi;

– Nếu trẻ em có cơ sở nuôi dưỡng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng trẻ em.

Sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Sở Tư pháp sẽ thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi nước ngoài.

Lệ phí phải nộp khi người nước ngoài nhận con nuôi

Theo Nghị định số 114/2016/NĐ-CP, Chính phủ quy định cụ thể mức lệ phí khi người nước ngoài đăng ký nhận con nuôi như sau:

STTTrường hợpLệ phí
2Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận công dân Việt Nam làm con nuôi09 triệu đồng
3Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận công dân Việt Nam làm con nuôi4,5 triệu đồng
4Người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nưới láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới Việt Nam làm con nuôi4,5 triệu đồng
5Đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài150 đô la Mỹ

Ngoài những khoản lệ phí này, người nước ngoài nếu không thường trú ở Việt Nam còn phải trả thêm một khoản tiền bù đắp một phần chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài:

– Chi phí nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ khi được giới thiệu làm con nuôi đến khi hoàn thành thủ tục giao nhận con nuôi;

– Chi phí xác minh nguồn gốc của người được giới thiệu làm con nuôi;

– Chi phí giao nhận con nuôi;

– Thù lao hợp lý cho nhân viên của cơ sở nuôi dưỡng.

Trên đây là hướng dẫn của chúng tôi về Hồ sơ nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết và để được hướng dẫn thực hiện vui lòng liên hệ

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Email: [email protected]

Hotline: 0888889366

Fanpage: Công ty Luật Legalzone

Related Posts